Số liệu thống kê của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện cả nước có khoảng hơn 100 cơ sở sản xuất thuốc thú y, song trong số này số cơ sở đăng ký sản xuất vắc xin chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lượng vắcxin sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng số các sản phẩm vắcxin đang được phép lưu hành. Điều này cũng có nghĩa, Việt Nam đang phải nhập khoảng 95% lượng vắcxin phòng chống cúm gia cầm. Theo nhận định của lãnh đạo Cục Thú y, việc phải lệ thuộc quá lớn vào nguồn vắcxin nhập ngoại đang giảm rất nhiều hiệu quả của việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, bởi thiếu sự chủ động. Và như vậy, sau khoảng 10 năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam chính thức xuất hiện dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm (từ năm 2003), cho đến thời điểm này chúng ta vẫn đang phải lệ thuộc vào nguồn vắcxin phòng cúm từ nước ngoài. Không phải chúng ta không sản xuất được vắcxin phòng cúm gia cầm, chính lãnh đạo Cục Thú y cũng đã nhận định như vậy và cho biết, hiện nay ở trong nước, Công ty Thuốc Thú y Trung ương (Navetco) cũng đã sản xuất được vắcxin chống cúm gia cầm. Tuy nhiên, loại vắcxin mà Navetco cung cấp có một đặc điểm là đã lạc hậu, do được nghiên cứu từ năm 2006 nhưng mãi tới năm 2012 mới sản xuất nên chỉ có tác dụng phòng được đối với một số chủng virus cúm gia cầm cũ như nhánh 1.1; 2.3.2.1 nhóm A. Trong khi, chủng virus cúm gia cầm lại thường xuyên biến đổi và mỗi năm lại xuất hiện những loại mới nguy hiểm hơn, nên dù đã sản xuất được vắcxin, Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng "lỗi thời” là điều khó tránh. Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm gì để có thể "nội địa hóa” sản xuất vắcxin, không thụ động do phải nhập khẩu, và cũng không mất quá nhiều thời gian từ thử nghiệm cho đến ứng dụng do mất quá nhiều thời gian, công đoạn, trong khi các chủng virus lại luôn biến đổi không ngừng. Ngay như ở thời điểm hiện tại, Viện Thú y cũng đã nghiên cứu thành công vắcxin chống cúm gia cầm, nhưng vẫn đang nằm trong phòng thí nghiệm. Dự kiến, đến cuối năm nay, đầu năm 2015 mới nghiệm thu. Và như vậy, rõ ràng, để có thể đến được công đoạn chuyển giao cho DN sản xuất vắcxin bán đại trà, lại sẽ phải mất thêm một thời gian nữa. Ngoài ra, vấn đề đầu tư để sản xuất cũng đang là yếu tố kìm chân DN, bởi vậy, theo các DN, họ cũng đang rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, để đẩy nhanh quá trình "nội địa hóa” sản xuất vắcxin phòng chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Minh Phương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã