Học tập đạo đức HCM

Món quà nặng tình đồng đội

Thứ ba - 21/07/2015 05:35
Xã Quảng Văn (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) là vùng quê thuần nông, bao đời nay người dân gắn bó với nghề trồng lúa và trồng cói. Những năm chiến tranh, lớp lớp các thế hệ thanh niên làng nghề sẵn sàng “gác cuốc, gác cày” lên đường đi chiến đấu. Còn ở quê nhà, các lão nông, các mẹ, các chị luôn chắc tay súng, vững tay cày. Cả xã có gần 5.000 nhân khẩu nhưng hiện nay có tới hơn 300 đối tượng chính sách cần được quan tâm.
Những ngày cuối tháng 7-2015, khi chúng tôi về Quảng Văn, cánh đồng cói đang trải màu xanh mướt. Dịp này, nhiều người con quê hương Quảng Văn đi làm ăn xa xứ đã trở về tri ân những người đã dâng hiến máu, xương trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trước đó, vào tháng 5-2015, các nhà báo Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quỹ Tấm lòng vàng tỉnh Thanh Hóa về khởi công xây tặng nhà ăn tại Khoa 3 tâm thần nam (Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa), được nghe bà Nguyễn Thị Hải Vân, Chủ tịch quỹ kể về những khó khăn, vất vả của người dân vùng cói Quảng Văn. “Chúng tôi đã đi đến nhiều vùng quê trong tỉnh, thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, nhưng mỗi lần về xã Quảng Văn là một lần bịn rịn bởi những nhọc nhằn của bà con nơi đây. Đây cũng là địa phương có đông đối tượng chính sách đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Dịp 27-7 năm nay, nếu Báo Quân đội nhân dân về thăm và tặng quà các gia đình chính sách, hẳn niềm vui sẽ được nhân đôi”, bà Vân chia sẻ.
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn trao quà tặng các gia đình chính sách.
Đem những tâm sự của bà Nguyễn Thị Hải Vân về báo cáo lãnh đạo Ban biên tập Báo Quân đội nhân dân, Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập đã chỉ đạo bộ phận hoạt động xã hội của báo chuẩn bị quà và lập kế hoạch tặng quà các đối tượng chính sách nơi đây. Ngày về thăm, tặng quà 41 đối tượng chính sách thuộc hai thôn Văn Lâm và Văn Kim (xã Quảng Văn), được gặp các thân nhân liệt sĩ, những thương binh, bệnh binh, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam - đi-ô-xin, Thiếu tướng Phạm Văn Huấn xúc động: “Chúng tôi, những đồng đội của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh... năm xưa thật cảm phục trước những công hiến to lớn mà thế hệ cha anh đi trước đã trải qua. Món quà hôm nay tuy không lớn, nhưng đó là tấm lòng, sự tri ân của các nhà báo chiến sĩ Báo Quân đội nhân dân. Mong các mẹ, các gia đình vơi bớt nỗi đau và khó khăn trong cuộc sống”.

Mẹ Ngô Thị Thẻ (95 tuổi) ở thôn Văn Kim tâm sự: "Năm 1954, chồng tôi là Hoàng Văn Công, hy sinh tại Mặt trận Điện Biên Phủ. Ông ấy “bỏ tôi” mà đi đến nay đã hơn 60 năm. Cũng từng ấy năm, cuộc sống của gia đình còn nhiều lận đận lắm. Những năm gần đây được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, nên không chỉ gia đình tôi mà các đối tượng chính sách trong xã cũng phần nào vơi bớt vất vả. Năm nay, được các nhà báo Báo Quân đội nhân dân về thăm, tặng quà, chúng tôi vui và cảm động lắm. Tôi sẽ cố gắng sống vui, sống khỏe bên con cháu”.

Gặp chúng tôi, thương binh hạng 2/4 Vũ Văn Thế say sưa kể về một thời oanh liệt mà ông và đồng đội đã trải qua. Năm 1961, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, ông đã cùng bao thanh niên trai tráng trong làng tình nguyện vào Nam đánh Mỹ. “Thời ấy, chiến trường miền Nam ác liệt lắm, nếu không dạn dày trận mạc thì khó tránh khỏi thương vong. Cánh lính trẻ chúng tôi mới vào trận, nghe tiếng súng nổ, bom rơi đôi lúc cũng sợ, nhưng rồi cũng quen dần”, ông Thế kể. Đầu năm 1975, ông Thế bị thương và trở về với nghề nông, gắn bó với những cánh đồng cói truyền thống.
Ông Thế cho biết thêm: “Khi mới trở về, công việc nghề nông cũng gian truân, nhưng tôi vẫn tự động viên mình và gia đình là chiến trường ác liệt như thế còn vượt qua thì không có lý gì mình thất bại trên những thửa ruộng đã gắn bó lâu đời. Tuy nhiên, gần đây, mỗi khi trái gió, trở trời những vết thương, mảnh đạn găm trong người như cựa quậy, đau buốt lắm. Món quà của các nhà báo trao tặng hôm nay, với chúng tôi đây không chỉ đơn thuần là vật chất mà là món quà của tình nhân ái, nặng tình đồng đội. Cảm ơn tấm lòng của các nhà báo Báo Quân đội nhân dân thật nhiều”.

Rời Quảng Văn, đi trên con đường đã được bê tông hóa, những cánh đồng được quy hoạch, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được chỉnh trang, bảo đảm theo chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi thấy diện mạo vùng quê này đang khởi sắc, đời sống của nhân dân trong xã đổi thay từng ngày, các đối tượng chính sách ngày càng được chăm sóc tốt hơn.

Theo qdnd.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Hôm nay61,542
  • Tháng hiện tại766,655
  • Tổng lượt truy cập90,830,048
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây