Học tập đạo đức HCM

Muôn kiểu khởi nghiệp cùng học sinh học nghề

Chủ nhật - 04/03/2018 21:36
Không chỉ giỏi trong đào tạo nghề, thời gian gần đây nhiều trường cùng thầy cô giáo và học sinh trường nghề còn sáng tạo muôn cách để khởi nghiệp. Xem khởi nghiệp là một cách để rèn luyện kỹ năng nghề, giúp lao động thích nghi với thị trường lao động hậu học nghề.

Phát huy tính tự chủ của học sinh

Nhằm gắn giữa học và hành, nhằm tạo điều kiện để học sinh trường nghề có điều kiện rèn luyện kỹ năng và tự chủ sau khi ra trường nhiều trường đã phát động phong trào khởi nghiệp. Có thể kể tới thành công trong phong phong trào khởi nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu như một ví dụ điển hình.

 muon kieu khoi nghiep cung hoc sinh hoc nghe hinh anh 1

Dự án nhà di động sử dụng năng lượng mặt trời của Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu được khách hàng đánh giá cao. Ảnh: Minh Nguyệt

"Từ trước đến nay, chúng ta chỉ dạy nghề, bây giờ mới đầu tư vào sáng tạo khởi nghiệp. Dù khó nhưng đây là vấn đề lớn, cần phải quyết tâm, quan trọng hơn là có kế hoạch khả thi. Muốn làm được cần làm thay đổi định hướng và mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên”.

TS Trương Anh Dũng -
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Hiện tại trường này đang có một cửa hàng thực phẩm nằm trên đường Trương Công Định (TP.Vũng Tàu) với nhiều mặt hàng khá phong phú, đa dạng. Từ thực phẩm tươi sống, trái cây, rau, củ quả, gia vị... Cửa hàng này khá đông khách, do nhân viên bán hàng là những học sinh của trường quản lý.

Thầy Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Đoàn thanh niên Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Xuất phát từ chiến dịch “giải cứu” chuối cho nông dân huyện Xuyên Mộc, thầy trò nhà trường đã nảy ra ý tưởng xây dựng một cửa hàng nông sản để góp phần hỗ trợ người nông dân, hình thành địa chỉ tin cậy để cung cấp những thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng”.

Từ một ý tưởng nhân văn, Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý hỗ trợ mặt bằng và cấp vốn để cửa hàng hoạt động. Khai trương vào đầu tháng 10, đến nay, cửa hàng có khoảng 300 mặt hàng, trong đó, rau củ an toàn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP do nhiều công ty rau sạch cung cấp. Cửa hàng do 2 giáo viên và 2 học sinh thay phiên nhau quản lý, doanh thu hàng tháng khoảng 100 triệu đồng. Cùng với việc tạo thu nhập cho giảng viên, học sinh cửa hàng cũng là nơi để học rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

Bạn Hồ Thị Hạnh, sinh viên nghề kế toán doanh nghiệp cho hay: “Ngoài thu nhập 3 triệu đồng/tháng, làm việc ở cửa hàng, tôi còn được thực hành một số kỹ năng của nghề kế toán, các kỹ năng mềm khác, phục vụ cho công việc sau này”.

Đặc biệt, nhờ sự khuyến khích không mệt mỏi của nhà trường và sự cố gắng học sinh mà mới đây nhóm tác giả của trường đã thành công trong việc làm dự án nhà di động sử dụng năng lượng mặt trời của trường. Dự án này đã lọt vào vòng chung kết quốc thi Khởi nghiệp – Đổi mới sang tạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp học sinh nghề

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1665 phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nói về công tác triển khai, ông Nguyễn Chí Trường - Vụ trưởng Vụ Công tác công tác học sinh sinh viên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, theo đề án đến năm 2020 phải có 100% các trường cao đẳng và trung cấp có kế hoạch và tổ chức triển khai hỗ trợ học sinh khởi nghiệp. Ít nhất 90% học sinh, sinh viên của 1.977 trường cao đẳng và trung cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 50% trường cao có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đến năm 2025 đặt mục tiêu hỗ trợ khởi nghiệp cho gần 1.000 trường cao đẳng và trung cấp. 70% có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Quyết định 1665, ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên cho biết: “Cùng với truyền thông, tuyên truyền thì lãnh đạo nhà trường phải thay đổi tư duy, chương trình đào tạo để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Về phía học sinh cũng phải thay đổi tư duy học để tự tạo việc làm, chứ không phải học xong để đi xin việc”.

Theo Minh Nguyệt/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay75,345
  • Tháng hiện tại780,458
  • Tổng lượt truy cập90,843,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây