Học tập đạo đức HCM

Nghề rèn có một không hai của người Tơ Đrá

Chủ nhật - 08/06/2014 21:42
Người Tơ Đrá là một nhóm thuộc dân tộc Xê Đăng, cư trú rải rác ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Nói đến tộc người này người ta nghĩ ngay đến nghề rèn có một không hai của họ.
Nói “có một không hai” là bởi người Tơ Đrá đã luyện thẳng được thép từ quặng sắt thiên nhiên mà không qua công đoạn luyện gang… Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì đặc sắc này của người Tơ Đrá sánh ngang với tài chế tạo nòng súng của người Mông ở phía Bắc.

Các khe suối vùng Ngọc Linh, Kon Plong – địa bàn cư trú lâu đời của người Tơ Đrá vốn có loại quặng manhêtit chứa hàm lượng sắt lên tới 98%. Khu vực này còn có một loại cát đen cũng do quặng sắt phân hủy, có tỷ lệ sắt đạt 96%.

 Để luyện hai loại quặng này thành thép, người Tơ Đrá đã biết chế ra lò luyện rất độc đáo: Họ khai thác thứ đất sét chịu lửa vốn cũng sẵn có tại các khu vực này để đắp thành một thứ bễ luyện lộ thiên. Nếu các lò rèn của người Kinh xưa kia dùng hai ống bễ bằng gỗ, thụt hơi bằng pít tông thì bễ thụt của người Tơ Đrá đơn giản mà hiệu suất hơn nhiều. Họ dùng dạ dày con mang đem phơi khô rồi gắn vào ống dẫn hơi.

Hơi sinh ra bằng việc bóp cho túi da phồng lên xẹp xuống. Để nấu chảy được quặng, đồng bào dùng một loại than đốt bằng thứ gỗ lõi của cây loong pling nhiệt lượng rất cao. Đe, búa được làm bằng đá granite… Sau khi nấu chảy quặng và vớt hết tạp chất, khối thép được phân nhỏ bằng cách dùng dao rạch thành phiến khi đang nóng rồi giội nước lạnh để tách thành từng thanh theo ý muốn…

Mỗi mẻ thép thường phải luyện liên tục trong thời gian một ngày một đêm, khối lượng đủ rèn khoảng 15 chiếc rìu hay rựa, chất lượng không kém bao nhiêu các loại thép ngày nay…

Các già làng nói rằng cho đến thời Pháp thuộc vẫn còn ít nhất 70 làng người Tơ Đrá có lò rèn. Sản phẩm của họ cung cấp cho cả vùng Bắc Tây Nguyên và một phần các tỉnh Hạ Lào. Dù trao đổi hàng hóa rất có giá nhưng điều lạ là họ không hình thành một lớp thợ chuyên nghiệp để trở thành làng nghề. Các làng chỉ mở lò khi rỗi sản xuất nông nghiệp như một thứ dịch vụ “tay trái”. Việc sản xuất lương thực vẫn được coi trọng hơn.

Có lẽ cũng bỡi vì thế mà khi đồ sắt xuất hiện ngày càng dồi dào – đặc biệt là phế liệu chiến tranh - thì nghề rèn của người Tơ Đrá cũng theo đó mai một dần… Cách nay hơn chục năm trong một dịp đi công tác ở huyện Đăk Glei, chúng tôi đã cố công hỏi tìm xem còn nơi nào giữ được nghề rèn độc đáo này song cán bộ các địa phương đều khẳng định là không còn nữa… Một thành tựu văn minh độc đáo của người Tơ Đrá xem như là đã vĩnh viễn mất đi...

nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,215
  • Tổng lượt truy cập90,874,608
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây