Tham gia một mô hình có tên Nông nghiệp cộng đồng tương trợ (CSA) du nhập từ Đức, trong đó người tiêu dùng địa phương cung cấp tài chính cho nông dân canh tác hữu cơ rồi tiêu thụ sản phẩm, trang trại của ông Kaiser không phải vật lộn tìm chỗ tiêu thụ trong các siêu thị hay nhà hàng. Với mô hình này, nông dân tính toán chi phí nuôi trồng cho một nhóm khách hàng nhận lời cung cấp tài chính hằng tháng. Họ cam kết mua rau củ và trái cây khi thu hoạch đồng thời chia sẻ chi phí nếu mất mùa.
Ông Thiago Kaiser trong vườn rau organic nhà mình ở Planaltina - Brazil Ảnh: REUTERS
Rau củ và trái cây hữu cơ được đưa tới các điểm giao hàng mỗi tuần song khách hàng cũng có thể đích thân đến nông trại cũng như gợi ý cây trồng mùa vụ mới. Nhận định về lợi ích của hình thức đồng hành với nông dân này, chuyên gia nông nghiệp Abilio Vinicius Barbosa Pereira nói: "Với những gia đình ở thành phố có con nhỏ, hình thức này có thể gọi là vô giá vì giúp trẻ con có những hiểu biết thực tiễn về các loại rau trái, tôn trọng giá trị thực phẩm, đất đai và môi trường".
Theo Reuters, ông Pereira cũng tham gia một nhóm CSA ở Brasilia vào tháng 11-2017 và trả phí khoảng 80 USD/tháng. Kể từ đó, các con ông có thể vô tư ăn rau và trái cây an toàn. "Chúng tôi tới thăm các nông trại, con cái tôi nhận biết được các loại cây, nhờ vậy chúng thích ăn rau hơn" - ông Pereira cho biết.
Theo báo cáo từ Công ty Codeplan (Brazil), doanh thu nông sản hữu cơ nước này đạt 663 triệu USD trong năm 2016, tăng trưởng 20%-30%/năm. Khoảng 70% sản phẩm được xuất khẩu sang châu Âu. Với những nông dân canh tác nông nghiệp hữu cơ diện tích nhỏ như ông Kaiser, đây là một công việc không hề dễ khi nông nghiệp nước này bị chi phối bởi hình thức độc canh và sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, mô hình CSA đã mang lại những cơ hội mới trong bối cảnh nhu cầu thực phẩm hữu cơ ở các đô thị lớn tại Brazil ngày càng gia tăng.
Giám đốc điều hành CSA Brazil cho biết khoảng 80 nông trại ở nước này đang canh tác hữu cơ theo mô hình CSA, cung cấp cho khoảng 100 nhóm người tiêu dùng và 20 nhóm nữa đang được thiết lập. Việc người tiêu dùng trợ giúp tài chính cho nông dân canh tác hữu cơ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Họ cũng có thể giám sát quá trình sản xuất và hiểu rõ những nông dân cùng mảnh đất mang lại thực phẩm an toàn cho mình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố