Tham dự hội nghị có tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT, lãnh đạo trung tâm khuyến nông 7 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ gồm: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương.
Nam Bộ có đàn heo chiếm ¼ tổng đàn
Ông Võ Văn Chung - chủ trại heo giống lớn nhất Tiền Giang chăm chút cho từng con giống. Ảnh: P.D
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, khu vực Nam Bộ có tổng đàn heo gần 7 triệu con, chiếm ¼ sản lượng heo so với cả nước. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ 3,3 triệu con và ĐBSCL 3,5 triệu con. Riêng tại Bến Tre, những năm qua, chăn nuôi đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương, góp phần nâng cao đời sống người chăn nuôi, phát triển kinh tế – xã hội.
Theo Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, chăn nuôi heo ở tỉnh này có bước phát triển đáng kể. Tổng số lượng đàn heo toàn tỉnh trên 500.000 con, tập trung nhiều nhất tại các huyện Mỏ Cày Nam với gần 250.000 con, huyện Mỏ Cày Bắc khoảng 123.000 con và huyện Giồng Trôm trên 75.000 con. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Sở NNPTNT đã từng bước triển khai các mô hình khuyến nông, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi heo. Phương thức chăn nuôi thay đổi từ nhỏ lẻ sang trang trại, gia trại và có sự liên kết 4 nhà thông qua các tổ hợp tác. Đến nay, tỉnh Bến Tre có 197 trang trại chăn nuôi heo được cấp chứng nhận và 1 tổ hợp tác được chứng nhận nuôi heo VietGAP. Theo báo cáo của các trung tâm khuyến nông của 7 tỉnh dự hội nghị, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ, người nuôi heo nói chung đang có lãi và cuộc sống ổn định.
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học ở huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Ảnh: Đ.K
TS Đỗ Võ Anh Khoa cũng cho rằng cần nâng tầm quy mô chăn nuôi để công tác vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ; sản phẩm chăn nuôi được ổn định về số lượng và đồng nhất về chất lượng. Cần có chính sách hỗ trợ sửa chữa nâng cấp chuồng trại, xử lý chất thải, thay vì hỗ trợ con giống; Cần có chính sách về vốn tốt để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình phát triển chăn nuôi.
|
Tuy nhiên, chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ vẫn còn nhiều hạn chế về vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh; việc xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm trên heo còn khó khăn, mô hình phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã còn chậm; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn hạn chế, môi trường chăn nuôi chưa đảm bảo…
Để ngành chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ phát triển, cạnh tranh với các nước có truyền thống chăn nuôi trên thế giới trong thời kỳ hội nhập, tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần này, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ tập trung thảo luận các giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ trong chăn nuôi, các cơ chế chính sách, giải pháp và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, nhằm giúp ngành chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ ổn định, phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nông dân cần chăn nuôi hiện đại
Đề xuất giải pháp phát triển bền vũng ngành nuôi heo, TS Đỗ Võ Anh Khoa (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ và hết sức khoa học. Cụ thể, cần nâng cao trình độ kỹ thuật cho người trực tiếp sản xuất và người quản lý. Việc trang bị kiến thức cần có chương trình dài hạn. Khái niệm “trang bị và trang bị lại” hay “tập huấn và tập huấn lại” cần phải đưa vào những chương trình này, bởi các chương trình tập huấn hiện nay tỏ ra kém hiệu quả và không cập nhập được kiến thức thường xuyên cho người chăn nuôi; Nhà nước cần phối hợp với nhà doanh nghiệp để tổ chức sản xuất mà ở đó nhà nước nên đóng vai trò quản lý hơn là tham gia sản xuất, trang bị kỹ thuật.
Nông dân Nguyễn Văn Tư - Tổ hợp tác chăn nuôi Phước Sang (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đề nghị cần có chính sách vay vốn dài hơn hơn, thời hạn vay phải từ một năm trở lên, số lượng tiền vay cũng lớn hơn thì người chăn nuôi mới phát triển đàn heo tốt hơn. Nông dân Nguyễn Phi Long (huyện Phú Giáo, Bình Dương) kiến nghị các nhà khoa học, nhà sản xuất nghiên cứu các sản phẩm phục vụ chăn nuôi phải tiện lợi hơn, tự động hóa nhiều hơn để người nông dân bớt vất vả, giảm nhân công...
Nông dân Huỳnh Văn Tha (huyện Mỏ Cày Nam) thì cho rằng, sản phẩm làm ra hiện nay chưa đồng nhất về chất lượng, giá cả không ổn định và có quá nhiều tầng nấc trung gian nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân. “Tôi đề nghị nhà nước phải có giải pháp mở rộng thị trường, giúp đầu ra ổn định và liên kết 4 nhà phải là liên kết chặt chẽ, rõ ràng hơn hiện tại” - ông Tha nói.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã