Học tập đạo đức HCM

Người trồng cao su chờ lối thoát

Thứ tư - 08/07/2015 21:17
Đối với DN và nhà nông thì loại cây “vàng trắng” đang thất thế, kéo người trồng và DN kinh doanh lận đận theo.

Theo ông Võ Văn Ẩn, ngụ tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, ba năm trước vườn cao su của gia đình ông có khoảng 3 hec-ta, bắt đầu thu hoạch mủ vụ đầu tiên. Lúc đó, giá mủ cao su tạp bán tại vườn từ 45.000 đồng - 50.000 đồng/kg. Với 3 hec-ta vườn cao su, gia đình ông thu nhập được khoảng 80 triệu – 90 triệu đồng/tháng. Thấy thu nhập từ cây cao su khá, ông phá bớt 2 ha đất trồng cây ăn trái (xoài và quýt) để phát triển vườn cao su.

Nhưng ngay một năm sau (2014) giá mủ cao su bắt đầu giảm xuống còn 35.000 đồng/kg, 20.000 đồng/kg. Đến nay, giá mủ chỉ còn 10.000 đồng – 12.000 đồng/kg. Thu nhập từ mủ cao su chỉ còn dưới 15 triệu đồng/tháng. Hiện giờ, với 3 ha vườn cao su đang thu hoạch và 2ha vườn đang lớn, ông loay hoay trong tình cảnh, bỏ thì thương, vương thì tội, bởi cây cao su trồng đến 5 - 6 năm mới cho mủ.

Thời gian cây lớn phải tỉa cành đốn nhánh, dù cây cao su dễ chăm sóc hơn cây ăn quả, nhưng vẫn cần phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, làm sạch cỏ dại… Vì vậy không thể chặt bỏ cây dễ dàng, đành chờ giá mủ trên thị trường tăng trở lại.

Còn ông Võ Quang Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuận Lợi (xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết, Thuận Lợi là DN chuyên thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu mủ cao su và các mặt hàng nông sản. Nhà máy chế biến mủ cao su của công ty tại Bình Phước có 2 dây chuyền thiết bị hiện đại và hơn 100 lao động. Sản lượng sản xuất hơn 60 tấn mủ thành phẩm/ngày, số lượng thu mua trên 50.000 tấn mủ nguyên liệu của bà con nông dân.

Hai năm qua, giá mủ cao su sụt giảm nghiêm trọng, nhưng tính giá mủ thu mua bình quân tại nhà vườn thời điểm này khoảng 10.000 đồng/kg, nếu năng suất bình quân khoảng 70 kg – 80 kg/phần, thì mỗi ha cao su cho thu nhập bình quân khoảng 10 triệu – 12 triệu đồng/ha/tháng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 6 – 8 triệu đồng/ha/tháng, đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/năm.

Đây là mức thu nhập mà các nhà vườn và DN có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đối với DN và nhà nông thì loại cây “vàng trắng” đang thất thế, kéo người trồng và DN kinh doanh lận đận theo.

Theo ông Võ Hoàng An, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cuối tháng 5/2015, giá bán mủ cao su bình quân tại Việt Nam là 1.442 USD/tấn, giảm hơn so với mức 2.000 USD/tấn đầu năm 2014. Xuất khẩu trong 5 tháng 2015 đạt 330.059 USD sang các thị trường chính là Trung Quốc và Malaysia.

Hiện nay, Hiệp hội đang khuyến cáo DN cao su hạn chế cung cấp mủ với giá dưới mức 1.500 USD/tấn để hạn chế việc giá tiếp tục giảm. Song song đó, Hiệp hội cũng phối hợp với Tổ chức Cao su Quốc tế và ba quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Malaysia và Indonesia (xuất khẩu 70% cao su thế giới) bàn thảo dự định sẽ hạn chế nguồn cung để giúp tăng giá cao su trên thị trường.

Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ cao su thế giới, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguồn cung cao su tự nhiên trên thế giới trong năm 2015 sẽ giảm tới 46% (so với năm 2014), do người dân bỏ trồng. Dù vậy, nguồn cung vẫn dư 202.000 tấn, khiến giá cao su phục hồi rất chậm.

Bên cạnh đó, năm 2015 cao su tự nhiên phải cạnh tranh với cao su tổng hợp về giá và sản phẩm thay thế. Và cao su tổng hợp đang là lựa chọn hàng đầu trong sản xuất tiêu dùng. Hiện nay, để giảm khó khăn của ngành cao su, DN trong Hiệp hội và Tập đoàn Cao su đang hướng đến đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu lại chủng loại sản phẩm cao su theo hướng thị trường yêu cầu.

Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… và cả tiêu thụ nội địa bằng việc liên kết với các nhà máy sản xuất vỏ xe trong nước, cung cấp nguyên liệu cao su lâu dài, với kỳ vọng mở rộng thị trường và vực dậy giá mủ cao su.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay37,882
  • Tháng hiện tại943,984
  • Tổng lượt truy cập91,007,377
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây