Học tập đạo đức HCM

Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp: Miếng bánh ngon và bổ!

Thứ ba - 24/03/2015 04:33
Thời gian gần đây, có nhiều doanh nghiệp - trong đó có những tập đoàn lớn đã cam kết và đầu tư vào nông nghiệp với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đánh dấu bước chuyển lớn trong nền kinh tế nước ta. Xu thế này sẽ giúp ích gì cho việc phát triển của nền nông nghiệp nước ta? Và nó có ảnh hưởng gì đến nông dân sản xuất nhỏ lẻ?

Lĩnh vực sinh lời lớn

Năm 2009, khi Tập đoàn TH (với thương hiệu sữa TH true MILK) công bố Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, dư luận đã có không ít băn khoăn về dự án này, mà nói như ông Phan Đình Trạc- nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (hiện là Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính T.Ư): Lúc đó có nhiều người đặt nghi vấn TH lấy đất để làm dự án gì đó, chứ nuôi bò gì. Song trên thực tế, kết quả hiện nay là trang trại bò sữa của TH đã đạt quy mô mang tầm châu Á với tổng đàn bò sữa lên tới 45.000 con, mỗi ngày sản xuất ra từ 800.000-900.000 lít sữa.

 


Thu hoạch mía bằng thiết bị hiện đại tại vùng sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai.       
Sau sự khởi đầu khá thành công của TH, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của “Bầu Đức” cũng đầu tư vào nông nghiệp. Cụ thể, HAGL đã tiến hành trồng mía, ngô, cọ dầu tại Lào, đồng thời nuôi hàng trăm nghìn con bò thịt tại Gia Lai và các địa phương khác. Ông Võ Trường Sơn- quyền Tổng Giám đốc HAGL giải thích: “Trong xu thế hiện nay, nếu đầu tư vào nông nghiệp bài bản, có mục đích, thì độ bền vững rất cao. Việt Nam ta có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ phù hợp, và đặc biệt có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động với giá cả phù hợp, có thể tạo ra những sản phẩm nông sản với chất lượng tốt”. Cũng theo ông Sơn, hiện HAGL đang có 40.000 con bò, mục tiêu là hết năm 2015 sẽ nâng lên 100.000 con (87.000 bò thịt và 13.000 bò sữa)...

 

Đó là về lĩnh vực chăn nuôi, còn về trồng trọt, bằng việc công bố thông tin thành lập Công ty VinEco- chuyên về sản xuất nông nghiệp, Tập đoàn Vingroup đã chính thức bước chân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số vốn ban đầu lên tới 2.000 tỷ đồng. Mục tiêu của tập đoàn này là sẽ sản xuất các loại rau, củ sạch phục vụ tiêu dùng trong nước. Vingroup đang trong quá trình gom đất và sẽ mở rộng quy mô ra các địa phương khác.

Theo tìm hiểu của NTNN, còn rất nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp- đánh dấu bước chuyển lớn của ngành này, như Tập đoàn Hòa Phát - chuyên về sản xuất thép cũng đầu tư vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Hàng loạt doanh nghiệp khác đang rót vốn vào nông nghiệp như Vinamilk, Dabaco, NutiFood, Vissan…

TS Trần Du Lịch- Phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM cho rằng, trong nông nghiệp hiện nay cũng phải làm theo quy trình công nghiệp hóa. Cụ thể, trong công nghiệp, nếu chúng ta có 1.000 đôi giày như nhau, thì trong nông nghiệp cũng phải có hàng nghìn lít sữa, hàng nghìn quả cà chua như nhau, đó mới là công nghiệp hóa nông nghiệp.

Nông dân sẽ đứng ở đâu?

Đó là câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra trong quá trình các doanh nghiệp “chuyển dịch” đầu tư vào nông nghiệp. Trả lời câu hỏi này, ông Võ Trường Sơn cho biết: “Về liên kết với nông dân đối với đất đai sản xuất, do số đất đai của người dân chủ yếu còn manh mún, nhỏ lẻ, nên chúng tôi đang nghĩ ra các chương trình hợp tác. Chẳng hạn như nhà máy có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, còn nông dân có thể hình thành các tổ hợp tác để sản xuất, bán sản phẩm cho công ty. Hợp tác ở đây cũng có thể được hiểu không có nghĩa góp đất với nhau, mà có thể hợp tác để mua các công cụ sản xuất hoặc có hình thức sản xuất với nhau”.

Trong khi đó, Vingroup cũng cam kết, sẽ ưu tiên sử dụng và đào tạo lao động địa phương trở thành những công nhân chuyên nghiệp có thể sử dụng các công nghệ trồng trọt hiện đại tiên tiến nhất, điều đó có nghĩa là nông dân sẽ đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình đầu tư đó.

Là người đã nhiều năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, ông Nguyễn Công Suất- Giám đốc Công ty Chế biến dầu thực phẩm và thực vật Việt Nam (VINAGA) cho rằng, trước kia mọi người cứ nghĩ làm nông nghiệp thì không cần kiến thức gì, chỉ cần có sức là được, nhưng ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Bây giờ làm nông nghiệp cũng phải có trí thức, thậm chí những người có tiền, có trí thức mới có thể đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản, bền vững. Hiện VINAGA đã liên kết với nông dân ở nhiều địa phương để trồng gấc với diện tích lên tới trên 10.000ha, thu nhập đảm bảo ở mức hàng trăm triệu đồng/ha trở lên.


  Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard):  Nhìn chung số lượng doanh nghiệp và số vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp còn thấp, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Theo ông Tuấn, điều quan trọng là chúng ta cần tìm được mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình phát triển này. Ipsard đang tham mưu giúp Bộ NNPTNT thành lập nhóm doanh nghiệp tham gia tái cơ cấu nông nghiệp với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn. 
Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay24,896
  • Tháng hiện tại930,998
  • Tổng lượt truy cập90,994,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây