Học tập đạo đức HCM

Cho thôn làng thêm xanh

Thứ năm - 24/08/2017 03:35
Nhiều năm nay, phong trào vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường để thôn làng thêm xanh, sạch, đẹp đã trở thành hoạt động thường xuyên của xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì). Qua đây, chất lượng sống của người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả này chính là ở sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân nơi đây.

Ao làng thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp) xanh, sạch, đẹp góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân. Ảnh: Anh Tuấn

Theo Trưởng thôn Cương Ngô Nguyễn Văn Sỹ, trước đây, hơn 9.000m2 ao và khu đất công liền kề là nơi chứa nước, rác thải sinh hoạt của cả làng. Biết là ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan làng xóm nhưng nhiều năm thôn chưa tìm được giải pháp để khắc phục. Vì vậy, vào ngày hè nóng bức, ao làng bốc lên mùi hôi thối nồng nặc… Chung tình trạng trên, ao ở thôn Cổ Điển A cũng từng bị coi là “ao chết” vì rác và nước thải sinh hoạt. Bức xúc vì ao hồ, môi trường trên địa bàn bị ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe, cảnh quan của làng, người dân liên tục kiến nghị chính quyền các cấp phải có biện pháp khắc phục... 

Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Thanh Trì về tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, xã Tứ Hiệp xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của nhân dân. Khi nhân dân đồng thuận, công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được duy trì bền vững. Theo Chủ tịch UBND xã Tạ Đăng Doanh: Những ngày đầu phát động, nhiều người dân, thậm chí có cán bộ xã, thôn còn chưa tin tưởng phong trào sẽ thành công bởi lo ngại khó về kinh phí cũng như việc huy động toàn dân tham gia...

Gỡ “nút thắt” này, xã phân công lãnh đạo và trưởng các đoàn thể xuống địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ chủ trương toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ bảy hằng tuần. Sau khi hoạt động này đi vào nền nếp, xã tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện tháo dỡ công trình lấn chiếm đất công, ủng hộ kinh phí cải tạo ao hồ, trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường; đồng thời, vận động 28 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí trồng cây xanh…

Theo Trưởng thôn Cương Ngô Nguyễn Văn Sỹ, chủ trương đúng kết hợp kiên trì tuyên truyền, vận động nên 100% hộ dân lấn chiếm đất công đã tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại mặt bằng cho địa phương xây dựng công trình phúc lợi mà không phải tổ chức cưỡng chế. Nhiều gia đình còn tự nguyện đóng góp công sức, kinh phí để chỉnh trang cảnh quan môi trường. Trong đó, điển hình là gia đình ông Nguyễn Trọng Quân ủng hộ 40 triệu đồng; bà Lục Thị Quế ủng hộ 38,5 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Hồng Thái ủng hộ 41 cây sấu, 23 cây hoa tường vi, xoài, đại; ông Trần Văn Khang ủng hộ 17 triệu đồng… Chỉ thời gian ngắn vận động, nhân dân trong thôn đã đóng góp hơn 850 triệu đồng. Tất cả số tiền ủng hộ, chi tiêu xây dựng công trình đều được nhân dân cử người ghi chép, giám sát chặt chẽ…

Tương tự cách làm trên, thôn Cổ Điển A đã huy động được hơn 200 triệu đồng. Nhờ sự ủng hộ kinh phí của nhân dân, các ao làng trên địa bàn xã giờ đây đã được nạo vét, kè cứng, làm đường ven bờ, có hệ thống tách nước thải sinh hoạt, trồng cây xanh xung quanh... Khi ao hồ sạch đẹp, người dân tiếp tục hiến tặng ghế đá, hệ thống chiếu sáng để bà con xóm làng nghỉ chân, ngồi hóng mát…

Nhờ cảnh quan môi trường sạch, đẹp, không khí trong lành, thôn Cương Ngô thường xuyên có hơn 1.000 khách đến thuê trọ; giá trị đất ở cũng tăng gấp 4-5 lần so với trước đây. Nhiều gia đình trong thôn đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ. Đời sống của nhân dân hiện nay cũng tăng lên, thu nhập trung bình hơn 35 triệu đồng/người/năm.

Theo ông Tạ Đăng Doanh, có được những thành quả trên là nhờ sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân các thôn, xóm. Người dân tuyệt đối đồng tình, ủng hộ chủ trương của huyện, bởi mọi người đều nhận thức sâu sắc rằng, cải tạo môi trường sống thông qua làm sạch ao hồ trước hết là để cho chính mình thụ hưởng…

Tác giả bài viết: Kim Nhuệ

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm445
  • Hôm nay65,713
  • Tháng hiện tại770,826
  • Tổng lượt truy cập90,834,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây