Sự kiện Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCM) triển khai kéo cáp ngầm 22kV vượt biển, cấp điện cho xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) được xem là một sáng tạo điển hình của thành phố trong việc liên kết doanh nghiệp làm NTM.
“Khoan” sức doanh nghiệp
Đầu năm 2014, EVN HCM đã triển khai dự án đưa cáp ngầm ra xã đảo Thạnh An. Dự án gồm xây mới 2 trạm ngắt 22kV Tắc Xuất và Thạnh An với tổng mức đầu tư trên 167 tỷ đồng. Dự kiến, chậm nhất đến trước ngày 30.4.2015, xã đảo Thạnh An sẽ có điện lưới quốc gia thay cho nguồn điện diesel, nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và đời sống của người dân trên đảo.
Ông Tuấn cho biết thêm, ngoài việc kéo điện lưới quốc gia ra xã đảo, ngành điện TP.HCM còn hỗ trợ về nhà ở cho người dân Thạnh An.
Trong khi đó, tại xã Vĩnh Lộc A (Bình Chánh), Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) cũng quyết định “tặng” xã bằng việc đầu tư xây dựng đường liên tổ 11A-11B, nối từ đường Quách Điêu vào nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Tư. Tổng kinh phí cho con đường dài khoảng 400m này là 2,5 tỷ đồng. Dự kiến, con đường này sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Trao tay nông dân khoa học công nghệ
Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện triển khai kế hoạch đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. |
Xác định phải xây dựng nền nông nghiệp theo hướng đô thị với một trung tâm khoa học công nghệ nên những năm qua thành phố đã tổ chức khá nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và khoa học công nghệ cho ND ở các xã đang làm NTM. Ông Từ Minh Thiện– Phó Trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM cho biết, khu NNCNC đang triển khai các dự án về đào tạo nhân lực, dạy nghề trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, chuyển giao các công nghệ phù hợp với điều kiện canh tác của ND. Bên cạnh đó, khu NNCNC cũng xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản chất lượng cao cho ND để gia tăng giá trị sản phẩm hướng đến xuất khẩu.
Hiện tại nông thôn thành phố giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác năm 2014 đạt 325 triệu đồng, tăng 15,2% so năm 2013 và tăng 2 lần so với năm 2010. “Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện triển khai kế hoạch đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và đổi mới tổ chức sản xuất”- ông Thái Quốc Dân– Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM cho biết.