Nguyên nhân khiến lá cây bị nốt sần
Lá bị sâu bệnh thường sẽ bị dị dạng, quăn, sần sùi, mọc nốt sần do bị côn trùng ăn hoặc bị các sinh vật ngoại lai xâm hại như vi khuẩn, nấm, ve, thậm chí là virut.
Côn trùng thường sống trên cây và gây bệnh cho lá, thân, hoa và quả trên cây. Tuy nhiên, việc lá bị nốt sần là dễ nhận thấy nhất. Sâu bệnh hại lá thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây vì chúng sẽ hút chất dinh dưỡng từ cây khiến cây bị suy yếu. Nếu bệnh trên lá cây không được loại bỏ, cây sẽ còi cọc, kém phát triển và có thể bị chết.
Ban đầu, côn trùng và sinh vật tấn công lá, khiến lá mọc những nốt sần sùi. Sâu dễ gây bệnh trên lá vào mùa nóng bức hoặc mùa giá rét vì đây là thời điểm sâu bệnh, côn trùng phát triển mạnh nhất.
Nên làm gì khi phát hiện nốt sần trên lá?
Điều đầu tiên, bạn nên thường xuyên chăm sóc, quan sát lá, cây để phát hiện sớm những vấn đề trên lá, cây. Ban đầu, bạn có thể vặt lá bị nốt sần để ngăn sâu hại lây lan sang những chiếc lá khác. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần liên hệ với các văn phòng khuyến nông ở địa phương để biết được nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải.
Chưa hết, nếu mảnh đất bạn trồng rau, cây từng phát hiện sâu bệnh, bạn nên phun thuốc vào đầu mùa xuân để trừ mầm bệnh và phòng tránh bệnh tái phát. Một loại sâu bệnh hại cây thậm chí tái phát rất nhiều lần trong vài năm liên tiếp. Vì vậy, bạn nên diệt trừ sâu bệnh một cách triệt để để bảo vệ cây và vườn cây nhà mình.
Quỳnh Trang/Theo Thespruce
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã