Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Ấn Độ và cuộc cách mạng xanh

Thứ hai - 09/07/2018 10:09
Với những cố gắng cải cách không ngừng mà đặc biệt là cuộc “Cách mạng Xanh”, đến nay, nền nông nghiệp Ấn Độ đã thực sự thay áo mới, vươn lên mạnh mẽ và được đánh giá là một “hiện tượng” của thế giới.

CUỘC CÁCH MẠNG XANH, MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA THẾ GIỚI

Việc đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu các giống cây trồng cho năng suất cũng như chất lượng cao, bên cạnh sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại mà đặc biệt là của công nghệ thông tin, ... đã mang lại kết quả đáng ghi nhận cho nền nông nghiệp Ấn Độ.

Cơ giới hóa trên cách đồng ở Ấn Độ
Cơ giới hóa trên cánh đồng ở Ấn Độ

Năm 1963, khi được đề xướng, với những nhận định và chủ trương đúng đắn, cuộc Cách mạng Xanh đã nhận được sự ủng hộ từ chính phủ lẫn người dân. Nhờ đó, Ấn Độ đã chuyển mình với những cuộc cải cách, làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp nước nhà. Nhờ vậy, từ một quốc gia luôn trong tình trạng thiếu lương thực, đến nay Ấn Độ đã bảo đảm đủ nguồn lương thực cung cấp cho người dân và một phần xuất khẩu.

Cũng cần phải thấy rằng quá trình triển khai cuộc Cách mạng Xanh của chính phủ Ấn đã phải đối mặt với một loạt những vấn đề khó khăn khi lần đầu tiên phát triển công cuộc canh tác trên diện tích lớn trong khi phần lớn người dân đã quen với hình thức canh tác manh mún, đã vậy còn không đủ điều kiện kỹ thuật, không đủ nguồn vốn, thiếu khả năng về nguyên liệu…

Quay về lịch sử những năm 1950, sau khi giành được độc lập, đất nước tỷ dân Ấn Độ đã phải liên tục đối phó với nạn đói. Tình trạng đầy cấp bách này đã buộc chính phủ cũng như các nhà khoa học phải nhanh chóng bắt tay vào cuộc cải cách, tạo nên bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp với mục tiêu hàng đầu được đặt ra là đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân, loại bỏ nạn đói ra khỏi đời sống xã hội.

Thành tựu này đã được thế giới đánh giá là một hiện tượng hết sức tuyệt vời và cũng là một ví dụ điển hình để các quốc gia khác học tập.

NHỮNG THÀNH TỰU ĐỘT PHÁ

Hiện nay, sản lượng lương thực ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần, sản lượng cá tăng gấp 9 lần, sữa tăng gấp 4 lần, trứng tăng gấp 27 lần... Theo thống kê của FAO, năm 2010 Ấn Độ là nước sản xuất nhiều loại trái cây khô, trái cây tươi, rau tươi, sữa, các loại gia vị, cà phê, các loại cây xơ như đay, bông vải, các loại lương thực như kê, lúa gạo lớn thứ hai và là một trong năm nước sản xuất thịt gia súc, gia cầm lớn nhất thế giới và chỉ riêng về mặt hàng cá, họ đã xuất khẩu đến 600.000 tấn cho gần một nửa số quốc gia trên thế giới.

Nông dân Ấn Độ
Nông dân Ấn Độ

Năm 2011 - 2012, sản lượng gạo đạt mức 102 triệu tấn. Năm 2013, Ấn Độ xuất khẩu 38 tỷ USD giá trị sản phẩm nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ bảy trên toàn thế giới đến hơn 120 quốc gia, chủ yếu là các quốc gia khu vực Trung Đông, Đông Nam Á, EU, Mỹ và ngày nay đứng thứ hai thế giới về sản lượng nông nghiệp.

Vậy, cuộc Cách mạng Xanh đã được thực hiện như thế nào mà mang lại những thành tựu đáng kể như vậy?

Lần giở lại trang sử, có thể thấy việc gia tăng diện tích canh tác, gieo trồng hai vụ và phát triển các loại hạt giống tối ưu là ba phương pháp quan trọng nhất đã được áp dụng trong cuộc Cách mạng Xanh lần thứ nhất.

Sau đó, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Ấn Độ bắt đầu du nhập, trồng và phát triển các giống lúa cao sản, sử dụng máy nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu... trên quy mô lớn. Đây được xem là cuộc Cách mạng Xanh lần thứ hai, tạo nên bước chuyển biến mới.

Song, do việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhằm gia tăng năng suất trong một thời gian dài đã khiến cho môi trường đất canh tác bị ảnh hưởng, ô nhiễm nghiêm trọng, bạc màu, đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa trầm trọng.

Thực trạng này là một bài toán hóc búa mà chính phủ Ấn Độ phải đối mặt và cần phải có giải pháp thiết thực. Chính vì vậy, cùng với các nhà khoa học, chính phủ Ấn Độ đã đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, trong đó có công nghệ thông tin, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại, cơ giới hóa và lâu dài, mở ra cuộc Cách mạng Xanh lần thứ ba.

CÔNG NGHỆ HÓA THÔNG TIN CHO NÔNG NGHIỆP

Là một cường quốc về công nghệ thông tin, Ấn Độ đã phát huy tối đa lợi thế của mình trong việc tận dụng ngành khoa học này một cách triệt để vào việc phục vụ nhu cầu của người nông dân nhằm phát triển mạnh mẽ cho nền nông nghiệp.

Trang web của Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (Indian Council of Agriculture Research - ICAR) được xem là bộ “Bách khoa toàn thư nông nghiệp trực tuyến” đồ sộ nhất trên thế giới, được cập nhật liên tục những tài liệu, kiến thức liên quan đến nông nghiệp từ cây trồng, đến vật nuôi hay vật tư nông nghiệp, các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học chuyên cây ăn trái... được chọn lọc từ các nghiên cứu, báo cáo khoa học và con số 2 triệu lượt người từ 157 quốc gia truy cập mỗi tháng đã cho thấy sự hữu dụng của chuyên trang này.

Chưa hết, nhờ vào sự phát triển của ngành viễn thông quốc gia, ICAR còn phát triển thêm nhiều dịch vụ để phục vụ nông dân Ấn Độ một cách hiệu quả nhất như hỗ trợ thông tin cho nông dân qua điện thoại di động. Hằng tuần, mỗi người nông dân sẽ nhận được hai tin nhắn các thông tin cập nhật về hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại liên quan đến nông nghiệp. Một sự kết nối tuyệt vời giữa chính phủ, cơ quan chức năng với người nông dân trong sứ mệnh hiện thực hóa việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, ổn định và bền vững của Ấn Độ.

Hiện nay, Ấn Độ đang phát triển mạng nông trại điện tử (eFarm) mà điển hình là công ty myKheti chuyên cung cấp rau trái tươi các loại được sản xuất do Khet/Farm và nhờ vậy người tiêu dùng từ nay sẽ không cần phải bận tâm về việc lưu trữ.

Bùi Kim Sơn (Agriculture in India)
Nguồn: nongthonviet.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,177
  • Tổng lượt truy cập90,884,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây