Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp cần sự khác biệt

Thứ bảy - 22/09/2018 04:47
Tư duy truyền thống mang tính bảo thủ “xưa bày nay làm” đã cản trở khả năng sáng tạo sản phẩm của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Với nông nghiệp công nghệ cao, yêu cầu những sản phẩm khác biệt lại càng lớn.
Chuối Laba xuất khẩu đi Nhật /// Lâm Viên
Chuối Laba xuất khẩu đi Nhật
LÂM VIÊN
 
Đơn giản, vì ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thậm chí khốc liệt. Thị trường càng lớn, yêu cầu sản phẩm có sự khác biệt càng cao. Như việc trồng rau. Nếu xưa nay bà con nông dân chỉ hay trồng một số loại rau nhất định như rau muống, rau lang, mùng tơi, rau dền… mà ít chú ý tới một số loại rau bản địa khác hiện tại thị trường có nhu cầu, thì việc tiêu thụ sẽ khó khăn, giá cả bấp bênh và thấp, cuối cùng thu nhập từ nghề trồng rau sẽ không cao.
 
Với nông nghiệp công nghệ cao, tình hình cũng như vậy.
 
Bán cái người mua cần, bán cái thị trường chưa có mà yêu cầu có, đó chính là bán sự khác biệt trong sản phẩm nông nghiệp.
 
Ví dụ như H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã mạnh dạn trồng măng tây. Đó là một sản phẩm còn khá khác biệt so với thị trường Quảng Ngãi. Nhưng nếu thị trường có nhu cầu, thì đó sẽ là sản phẩm bán chạy, tiêu thụ tốt.
 
Với người tiêu dùng, cũng cần giới thiệu cho họ những sản phẩm nông nghiệp mới, cho họ làm quen với sản phẩm mới và dần dà ưa thích nó. Như vậy, họ sẽ vui vẻ bỏ tiền ra mua, và khi họ đã “nghiện” những sản phẩm này, thì đầu ra của sản phẩm đã được xác định. Những giá trị khác của sản phẩm: có nguồn gốc đáng tin cậy, mang lại lợi ích về sức khỏe, ngon và lạ miệng...cũng là những giá trị tạo ra sự khác biệt và được thị trường đón nhận.
 
Sự kiện chuối Laba ở một xã miền núi của tỉnh Lâm Đồng là Đạ K’Nàng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, là một sự kiện vui và khiến chúng ta phải suy nghĩ. Dù sản phẩm chuối Laba từng có quá khứ nổi tiếng là “chuối tiến vua”, nhưng đã có thời gian rất dài không được chú ý tới. Chỉ tới khi chuyên gia Nhật Bản tìm hiểu, khảo sát và chấp nhận điều kiện xuất khẩu sang thị trường Nhật sản phẩm chuối Laba, thì người dân ở xã miền núi này mới có cơ hội đổi đời.
 
Vậy thì việc tìm ra sản phẩm khác biệt rất cần có sự góp sức của các chuyên gia, nhà khoa học, của những người chuyên khảo sát thị trường, kể cả người nước ngoài.
 
Việc này người nông dân không thể tự lực làm được.
 
Một khi đã phát hiện ra sản phẩm khác biệt, tìm được thị trường tiêu thụ, kể cả những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, thì con đường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã mở ra. Chuối Laba xuất sang Nhật hiện được mua tại nơi sản xuất là xã Đạ K’Nàng với giá từ 8.000 - 9.000 đồng/kg. Chuối Laba cho thu hoạch quả quanh năm và với mức giá này có thể lãi 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng cà phê.
 
Như thế là bài toán “trồng cây gì có lợi nhất” đã được giải ở ngay xã nghèo Đạ K’Nàng. Đến nay đối tác phía Nhật đã mua hơn 40 tấn chuối Laba ở Đạ K’Nàng và tiếp tục đặt hàng từ 20 - 30 tấn/tuần.
 
Chúng ta hay nói tới Cách mạng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Nhưng chính việc tìm ra và sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp khác biệt mới là chìa khóa giúp Cách mạng nông nghiệp 4.0 trở thành hiện thực. Và sự khác biệt ấy có thể bắt đầu từ những vùng đất rất nghèo khó, như xã Đạ K’Nàng (H.Đam Rông, Lâm Đồng).
Với một sản phẩm tưởng như khó có sự khác biệt như quả chuối, nhưng khi là “chuối tiến vua”, chuối Laba, thì mọi sự lại rất khác.

Tác giả bài viết: Thanh Thảo

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay35,607
  • Tháng hiện tại427,184
  • Tổng lượt truy cập102,186,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây