Mô hình đầu tiên công ty thực hiện là xây dựng nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân Hà Nội tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội, với quy mô 2ha, tổng vốn đầu tư trên 110 tỷ đồng, công suất xử lý 65.000 trứng/giờ. Công ty đã nhập thiết bị xử lý trứng tự động hóa 100% của Hãng Moba (Hà Lan) là hãng đứng đầu thế giới về các thiết bị xử lý trứng gia cầm.
Bà Phạm Thị Huân bên dây chuyền xử lý trứng của Hãng Moba. Ảnh: T.L
"Thay đổi nhận thức và thói quen người dùng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và thông minh - đó là tâm niệm của Ba Huân”. Bà Phạm Thị Huân |
Vì sao công ty lại chọn công nghệ của Hà Lan trong toàn bộ quy trình sản xuất của mình. Câu trả lời của tôi: Đây là mô hình giúp Ba Huân có thể tiệm cận với sản xuất nông nghiệp 4.0: Nông nghiệp thông minh - Công nghệ thông minh - Thiết kế thông minh - Doanh nghiệp thông minh.
Động lực to lớn giúp cho Ba Huân lựa chọn công nghệ tiên tiến này là vì năm 2003, đợt dịch cúm gia cầm H5N1 “quét” qua các nước châu Á đã khiến Ba Huân lao đao. Tôi nhớ như thời điểm đấy, nhiều người tiêu dùng nghi ngại và "quay lưng” với trứng gà, trứng vịt. Toàn bộ số trứng tôi lỡ thu mua về đều phải tiêu hủy.
Một hôm, tôi xuống với bà con nông dân thì chứng kiến cảnh tượng vô cùng đau xót. Chuồng trại xác xơ, gặp tôi, nông dân nào cũng khóc, tôi cũng khóc theo. Cả đời tôi gắn bó với nông dân giờ trông thấy bà con như vậy tôi không cầm lòng được. Có người nói với tôi rằng không biết thời gian tới có đủ tiền lo cho con đi học không. Đó là những ngày buồn nhất trong nghiệp kinh doanh trứng của tôi. Cũng từ đó, tôi quyết tâm phải cùng bà con, người nuôi vượt qua "khổ ải" này.
Nhiều đêm trằn trọc rồi bà quyết định phải chọn hướng sản xuất nông nghiệp thông minh.
Tôi quyết định bỏ tiền túi qua Úc và Thượng Hải (Trung Quốc), rồi qua Hà Lan (trụ sở của Tập đoàn Moba) gặp ông Chủ tịch của tập đoàn này và mua dây chuyền trọn gói với giá 650.000 euro có công suất 65.000 trứng/giờ.
Dây chuyền này đã giúp diệt khuẩn 99,9% ở trứng và giúp Ba Huân trụ vững qua những đợt cúm gia cầm.
Tại các trang trại gia cầm, Ba Huân đầu tư hệ thống thiết bị chăn nuôi được khép kín công nghệ tiên tiến, tự động hóa quy trình từ cung cấp thức ăn, gom thức ăn thừa, thu trứng, thu phân…
Toàn bộ công đoạn từ trang trại cho tới bàn ăn của Ba Huân đều được cách ly với nguồn có thể gây bệnh, mang khuẩn.
Nếu muốn gia tăng giá trị cho sản phẩm, sản xuất nông nghiệp nhất định phải theo hướng công nghệ cao, thông minh.
Người nông dân dù muốn hay không cũng phải gia nhập quá trình này và cần thích ứng.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Huân - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã