Học tập đạo đức HCM

Phát triển rừng gắn với bảo vệ môi trường

Thứ tư - 25/04/2018 10:33
TP Hà Nội có gần 27.760ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố tại 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất với tỷ lệ che phủ đạt 5TP Hà Nội có gần 27.760ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố tại 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất với tỷ lệ che phủ đạt 5,6%. ,6%.

 

Ảnh minh họa

Diện tích rừng trên địa bàn thành phố gồm: Rừng phòng hộ khoảng 4.050ha, rừng đặc dụng gần 10.200ha và rừng sản xuất gần 5.280ha. Ông Lê Minh Tuyên, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết: Mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng của Hà Nội theo hướng bảo tồn, làm giàu rừng từ những cây gỗ quý, gắn với phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường. Còn rừng sản xuất gắn với trồng cây dược liệu, ươm trồng cây xanh để phục vụ phát triển đô thị.

Thực tế, nhiều diện tích rừng của Hà Nội đang gắn với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Vườn quốc gia Ba Vì, đền Thượng (huyện Ba Vì), khu danh thắng chùa Hương (huyện Mỹ Đức), đền Gióng (huyện Sóc Sơn)… Tại một số địa phương đã xuất hiện các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, như huyện Sóc Sơn và Ba Vì có hàng chục điểm du lịch sinh thái gắn với đất lâm nghiệp, đất rừng. Vì vậy, càng đặt ra vấn đề quản lý, khai thác rừng, đất lâm nghiệp sao cho đúng luật và hiệu quả...

Tuy nhiên, ông Trần Đức Hoài, chủ rừng ở xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) cho hay: Về cơ bản, rất ít hộ dân, doanh nghiệp được giao đất gắn với chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó, nhiều người có điều kiện muốn mở rộng, phát triển kinh tế rừng lại không có cơ sở pháp lý. Mặt khác, chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi từ các loại cây trồng kém hiệu quả như bạch đàn, phi lao sang cây dược liệu giá trị cao vẫn gặp nhiều khó khăn. Nếu có chính sách giao đất, giao rừng đồng bộ sẽ giúp công tác quản lý rừng của thành phố ngày một tốt hơn, tránh việc sang tên, đổi chủ ngầm... 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Trung, xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) cho biết thêm: Nếu giao rừng gắn với giao đất, người dân sẽ có cơ sở để vay vốn phát triển. Hiện nay, trên địa bàn xã Yên Bình đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rừng gắn với ươm trồng các loại cây xanh đô thị, đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng đòi hỏi chi phí lớn, nếu không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nông dân khó phát triển các mô hình kinh tế.

Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố vào loại thấp của cả nước. Do đó, phát triển rừng cần theo hướng gắn với bảo vệ môi trường. Các địa phương có rừng hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích đất rừng và đất lâm nghiệp sang loại đất khác. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường quản lý đất rừng theo Luật Đất đai. Trước mắt, ổn định diện tích giao khoán cho đơn vị, cá nhân khai thác, quản lý tốt đất rừng, tiến tới đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp giao đất cho các chủ rừng chăm sóc, bảo vệ. Đồng thời rà soát, sắp xếp diện tích khai thác không hiệu quả, tạo cơ hội cho tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia phát triển rừng, lâm nghiệp...
 
 
Bạch Thanh/ Hà Nội mới
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Hôm nay96,670
  • Tháng hiện tại528,245
  • Tổng lượt truy cập97,756,426
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây