Lâu nay bà con nông dân ở tỉnh Phú Yên có thói quen gieo sạ dày, mật độ trên 180kg/ha, đồng thời dùng lúa bồ (lúa thương phẩm) để làm giống cho vụ sau, điều này dẫn đến tình trạng trên đồng ruộng “lúa có nhiều tầng” do giống lúa sản xuất bị lẫn tạp, thoái hóa, khiến độ đồng đều trên đồng ruộng không cao. Mặc khác với mật độ gieo sạ dày làm lúa sinh trưởng phát triển kém, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển dẫn đến năng suất không cao, chất lượng sản phẩm thấp trong khi chi phí đầu vào lại tăng lên.
Lúa hạt sáng bóng, mẫy. |
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, hiện chi phí sản xuất lúa trung bình 22 triệu đồng/ha. Áp dụng các mô hình sạ hàng, sạ thưa, qua thống kê cuối vụ, năng suất lúa trong mô hình đạt trên 81,6 tạ/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, lãi bình quân mô hình đạt trên 26,8 triệu đồng/ha, còn ở ruộng đối chứng chỉ thu được 22,2 triệu đồng/ha (nông dân lấy công làm lời). Do đó, để tăng lợi nhuận, nông dân phải giảm chi phí đầu vào bằng cách giảm lượng giống gieo sạ.
Lai tạo giống lúa Phú Yên (PY1). |
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa phối hợp với ngành nông nghiệp Phú Yên tổ chức hội nghị “Giới thiệu mô hình giảm lượng giống sạ và ứng dụng gói kỹ thuật trong sản xuất lúa các tỉnh Nam Trung Bộ”. TS Lê Quốc Thanh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định: Nông dân mua giống lúa thịt gieo mật độ dày và mua giống xác nhận giá cả tương đương nhau. Nhưng khi sạ dày thì các nhánh hữu hiệu không thành bông, đẩy chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, còn đầu ra thấp, thậm chí bí đầu ra.
Ngành nông nghiệp Phú Yên triển khai nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ, từ 160kg/ha trước đây xuống còn 80kg/ha. Khi lúa chín mời nông dân tham quan mô hình, qua đó hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa, góp phần giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
Nông dân tỉnh Gia Lai đến tham quan mô hình trồng lúa giảm lượng giống gieo sạ tại thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, Phú Yên. |
Hiện nông dân tỉnh Phú Yên đang sử dụng ít nhất 18 giống lúa đạt tiêu chuẩn (giống nguyên chủng, cấp xác nhận, lúa lai) cho năng suất cao để thay thế các loại giống đã thoái hóa. Nông dân tỉnh Phú Yên đã đưa diện tích trồng lúa sử dụng giống đạt tiêu chuẩn lên 21.630 ha, chiếm gần 42% diện tích gieo sạ.
Theo thesaigontimes.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã