- Tôi nghĩ, trong một nền kinh tế hội nhập sâu rộng, khối lượng thương mại tăng cả xuất và nhập là hợp lý, cho thấy nền thị trường ngày càng phát triển. Nó thể hiện sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
* Gần đây, Việt Nam nhập khẩu khá nhiều mặt hàng trong nước có thể sản xuất được, như ngô và đậu tương, thay vì trước đây, chỉ nhập khẩu chủ yếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Theo ông, thực trạng này phản ánh điều gì?
TS.Đặng Kim Sơn |
Chúng ta có thể tự túc ngô, đậu tương nhưng giá thành rất cao và như vậy, ngành chăn nuôi sẽ không thể đứng vững, khi đó, người ta sẽ nhập thẳng thịt, sữa từ bên ngoài vào. Được ngành ngô, đậu tương thì mất ngành chăn nuôi. Đấy là cơ cấu phổ biến trên thế giới.
* Nhưng nhập khẩu nhiều ngô và đậu tương đồng nghĩa với việc ngành thức ăn chăn nuôi trong nước không phát triển được?
- Hiện, giá ngô và đậu tương nhập khẩu thấp hơn sản xuất trong nước. Ngành thức ăn chăn nuôi cần được nhập nguyên liệu rẻ và còn muốn miễn thuế để giá nhập rẻ hơn nữa. Tăng nhập khẩu, người trồng ngô, người trồng đậu tương có thể bức xúc nhưng người chăn nuôi, người tiêu dùng, người chế biến được lợi. Trong phân tích kinh tế, người ta thường so sánh lợi với hại xem cái nào lớn hơn. DN làm thức ăn chăn nuôi có lãi thì phải đóng thuế để bù cho sản xuất ngô và đậu tương.
Theo doanhnhansaigon.vn
* Có ý kiến cho rằng, một nước nông nghiệp mà mỗi năm nhập khẩu tới 2 triệu tấn ngô và đậu tương là không bình thường. Vậy ý kiến của ông?
- Có gì mà không bình thường! Kinh tế phát triển, người dân ăn nhiều táo, tại sao chúng ta không thể nhập khi không trồng được. Chúng ta trồng chuối được, thì bán chuối đi để nhập táo về. Nếu cứ phàn nàn như thế thì rất khó, quan trọng là phải chọn được lợi thế. Đó là điều bình thường trong cơ chế thị trường và chúng ta phải làm quen với chuyện đấy. Tôi nghĩ, Chính phủ không can thiệp, cấm đoán gì chuyện trồng ngô hay trồng đậu tương, vấn đề ở chỗ giá thành không cạnh tranh được với bên ngoài.
* Theo ông, đã đến lúc cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản?
- Xu thế chung là thế giới ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn, các nước mở cửa thị trường cho nhau. Vì thế, chính sách phải bao gồm chính sách thương mại, khoa học công nghệ, môi trường, tài chính, phúc lợi xã hội... có tính đến điều kiện hội nhập toàn diện.
Chính sách nhập khẩu nông sản phải bảo đảm hai yếu tố. Một là, phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, giá cả. Chính sách phải đảm bảo quyền lợi cho DN khi giao dịch thương mại quốc tế để họ không bị xâm hại, không bị phá giá.
Hai là, trong thương mại, sẽ nhiều ngành hàng, địa phương được lợi và có ngành hàng, địa phương chịu thiệt trong những thời điểm nhất định. Những vấn đề đó Nhà nước phải giải quyết trong thời gian tới.
* Cảm ơn ông!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã