Theo đánh giá của Cục Thú y (Bộ NNPTNT): Virus cúm A/H7N9 được xác định có nguồn gốc từ gia cầm nhưng không biểu hiện bệnh lâm sàng trên gia cầm. Virus lây truyền từ gia cầm sang người và gây bệnh cho người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của gia cầm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, ăn thịt và các sản phẩm gia cầm không được nấu chín kỹ hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm virus cúm A/H7N9. Người bị nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 36-37%. Hiện chưa có bằng chứng lây từ người sang người và chưa sản xuất được vắc-xin phòng virus cúm A/H7N9.
Buổi diễn tập ứng phó sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người bắt đầu bằng thông báo, nhận diện vùng dịch là chợ Thọ Xuân (phường Hòa Lạc, TP. Móng Cái).
Cán bộ thú y nhanh chóng sử dụng các thiết bị bảo hộ, chuẩn bị vào vùng dịch.
Tại Trung Quốc, từ tháng 3.2013 đến nay, đã ghi nhận 1.364 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó 498 ca tử vong. Trong 2 tuần đầu tháng 3.2017, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã phát hiện 7 người bị nhiễm cúm A/H7N9 tại thành phố Liễu Châu và Hà Chí do tiếp xúc với gia cầm sống bán tại chợ gia cầm (cách biên giới nước ta khoảng 100km), nâng tổng số lên 17 người bị nhiễm virus cúm tại tỉnh này trong năm 2017. Đầu năm 2017, tỉnh Vân Nam cũng phát hiện 2 người bị nhiễm cúm A/H7N9.
Đến nay Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh là rất lớn.
Cán bộ thú y thực hiện lấy mẫu kiểm dịch gia cầm.
Phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ phạm vi chợ, đặc biệt là khu vực bán gia cầm.
Bên ngoài chợ, chốt kiểm dịch được lập, kiểm soát tất cả các phương tiện giao thông qua lại và phun khử trùng.
Cả một khu phố xôn xao, thu hút rất đông người dân hiếu kỳ vì các lực lượng đến nhà một người dân bị nghi nhiễm virus cúm A/H7N9 (giả định).
Bệnh nhân bị nghi nhiễm virus cúm A/H7N9 ngay lập tức được đưa đến bệnh viện Móng Cái và thực hiện các bước xét nghiệm và thăm, khám ban đầu.
Buổi diễn tập được diễn ra nghiêm túc, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ cơ quan thú y, y tế trong việc triển khai các biện pháp tổ chức bao vây, khống chế và dập tắt dịch và các biện pháp kỹ thuật có liên quan trong chống dịch tại thực địa. Qua đó, các cơ quan, ban ngành liên quan cũng được huấn luyện để chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác lây nhiễm cho người và gia cầm xâm nhập vào địa bàn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quý
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã