Học tập đạo đức HCM

Quỹ tín dụng nhân dân - Điểm tựa cho nông dân sản xuất lớn

Thứ sáu - 06/02/2015 03:55
Bên cạnh việc tái cơ cấu các NHTM cần phát triển hệ thống QTDND để phù hợp với phong tục tập quán, năng lực tiêu thụ, hấp thụ vốn của người nông dân.

Quan trọng hơn là phải định hướng người nông dân đi vào sản xuất lớn. QTDND phải có tác dụng như thế và phải đặt dưới sự lãnh đạo của NHNN để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra cho các QTDND là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Không phải ngẫu nhiên mô hình tài chính vi mô của Bangladesh đoạt giải thưởng quốc tế. Việc “dân dã hóa” hoạt động vay vốn, cấp tín dụng rất phù hợp cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam - quốc gia có khoảng 60% dân số là nông dân. Họ chỉ thích theo truyền thống là tin cậy nhau và trao đổi với nhau.

Thế nhưng đến nay, mô hình tín dụng vi mô cũng như các QTDND tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là vì đặc tính của người Việt thích “hoành tráng”. Điều này đã dẫn đến tình cảnh nhiều QTDND trong những năm đầu thế kỷ XXI chuyển thành NHTMCP nông thôn, NHTMCP đô thị.

Chính các ngân hàng này đã chèn ép và làm cho vai trò của QTDND bị giảm sút. Tuy nhiên, cũng chính việc chuyển đổi đó tạo nên một khoảng trống tín dụng trong nông nghiệp nông thôn, khi NHTM sau khi chuyển đổi không còn chú trọng đến cho vay các món nhỏ lẻ.

Trong khi đó, mô hình tài chính vi mô hay QTDND rất linh hoạt: người dân trở thành thành viên, gửi tiền vào thì có quyền vay và việc linh hoạt trong huy động tiền gửi của QTDND và tổ chức tài chính vi mô còn giúp người dân tạo lập thói quen tiết kiệm và tích lũy, đầu tư và tự chủ tài chính… Những đồng vốn nhàn rỗi được huy động đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ.

Cũng thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin của QTDND, trình độ, nhận thức của người dân được nâng cao, nhiều tệ nạn như hụi họ, cho vay nặng lãi được hạn chế và bị đẩy lùi. Ý thức làm ăn, kinh doanh, sử dụng đồng vốn được cải thiện rõ rệt.

Bối cảnh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay đặt ra yêu cầu phải đổi mới mô hình của các TCTD. Bên cạnh việc tái cơ cấu các NHTM cần phát triển hệ thống QTDND để phù hợp với phong tục tập quán, năng lực tiêu thụ, hấp thụ vốn của người nông dân. Quan trọng hơn là phải định hướng người nông dân đi vào sản xuất lớn.

QTDND phải có tác dụng như thế và phải đặt dưới sự lãnh đạo của NHNN để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra cho các QTDND là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vế định hướng xã hội chủ nghĩa mà các QTDND có trách nhiệm đáp ứng nguồn vốn cho người lao động nhỏ và DN nhỏ, qua đó định hướng sản xuất lớn trong nông nghiệp.

Người nông dân đã hưởng thành quả cách mạng là được chia ruộng, nhưng cần phải định hướng cho họ. Nông dân được chia ruộng không có nghĩa là họ tư hữu hóa tài sản đó mà phải biến nó thành một công cụ sản xuất đặc biệt. Và người nông dân cũng cần hợp tác hóa để có thể xã hội hóa nguồn vốn.

Theo finance.tvsi.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay21,516
  • Tháng hiện tại951,632
  • Tổng lượt truy cập101,701,342
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây