Học tập đạo đức HCM

Rau muống VietGAP thay thế “rau muống nhớt”

Thứ bảy - 23/06/2018 12:14
Đến nay, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Sở NN&PTNT TP.HCM) đã cấp chứng nhận VietGAP cho 112 hộ trồng rau tập trung tại xã Bình Mỹ, Củ Chi và Nhị Bình, Hóc Môn.

Hiện toàn thành phố có 8 xã và phường trồng rau muống nước với diện tích 577 ha. Trong đó, huyện Củ Chi có xã Bình Mỹ là nơi tập trung sản xuất nhiều nhất với 260 ha.

Để tổ chức lại sản xuất rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã tổ chức lấy mẫu đất, nước phân tích, đồng thời xây dựng mô hình trồng rau muống nước VietGAP, chủ yếu tại xã Nhị Bình (Hóc Môn) và Bình Mỹ (Củ Chi).

Trung tâm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật thành phố đã triển khai tập huấn cho bà con nông dân trồng rau muống.

Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp xây dựng logo rau muống nước VietGAP và quy chế sử dụng logo cho tổ hợp tác ở xã Nhị Bình và Bình Mỹ.

Nông dân trồng rau muống nước sau tập huấn nắm được quy trình sản xuất an toàn, giảm phun thuốc và bón phân.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP được hỗ trợ kết nối đầu ra với giá cao hơn thị trường.

Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ với hệ thống siêu thị Co.opmart, SATRA cùng các Hợp tác xã Thỏ Việt, Phú Lộc, Phước An, Mai Hoa, Ngã Ba Giồng, Công ty Sông Xanh, Công ty Sông Khang, Công ty Hiệp Nông, hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh... Giới thiệu sản phẩm với các bếp ăn công nghiệp và bếp ăn các trường học.

Tuy nhiên, sản lượng rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ chưa nhiều như mong đợi.

Lượng rau muống tiêu thụ ổn định qua hợp đồng khoảng 1,5 tấn/ngày (trong tổng số 25 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP), chiếm khoảng 6% sản lượng thu hoạch hàng ngày. Số còn lại bán ra thị trường, giao về các chợ.

Từ lúc được tập huấn kỹ thuật trồng rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP, chị Đỗ Thị Huệ ở ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM hiểu được quy trình sản xuất an toàn, phun thuốc bón phân định kỳ, có ghi chép theo dõi chứ không phun thuốc quá nhiều như trước kia, nhất là các chất nguy hại như nhớt thải. Mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 600 - 1.000 kg.

Tuy nhiên, chị Huệ cho biết, chị chuyển sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chủ yếu giao cho thương lái hoặc bán hàng chợ. Lúc trước, có người siêu thị đến hỏi mua nhưng mua với giá thấp hơn thị trường, sau đó không thấy siêu thị nào đến hỏi mua rau muống VietGAP.

Anh Trần Văn Kiên ở ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM cho biết, sau khi được tập huấn và cấp chứng nhận VietGAP cho 8.000 m2 rau muống nước, mỗi ngày anh cắt 500 kg nhưng phần lớn vẫn giao hàng chợ, chỉ số ít giao cho hệ thống VinEco với giá cao hơn khoảng 500 - 1.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Sản lượng rau thì rất nhiều nhưng bán được rất ít cho các cửa hàng rau sạch hay siêu thị.

So với cách trồng rau trước đây, anh Kiên ứng dụng kỹ thuật trồng rau cho năng suất và chất lượng cao hơn, giảm được số lần phun thuốc. Sản xuất rau đạt an toàn nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Anh Kiên mong muốn được cung cấp sản phẩm rau muống an toàn vào các siêu thị nhiều hơn. Rau muống đạt tiêu chuẩn VietGAP chưa được tiêu thụ mạnh qua các kênh siêu thị, hợp tác xã do nhiều nguyên nhân, trong đó có giá cả thị trường lên xuống. Lúc giá rau tăng cao, nông dân không bán rau theo giá hợp đồng. Mặt khác, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng giá bán lại không chênh lệch gì so với rau trồng không theo tiêu chuẩn nên nhiều nông dân không chú trọng.

Ngoài ra, đa số người trồng rau muống nước là dân nhập cư, chỉ thuê đất trồng rau nên không thể xây dựng khu sơ chế, đóng gói rau đạt yêu cầu nên khó đưa hàng vào các siêu thị.

Trong khi đó, kế hoạch xây dựng 3 nhà sơ chế cho vùng rau muống nước VietGAP của thành phố chưa thực hiện được.

Để tìm đầu ra cho rau muống nước VietGAP, Trung tâm khuyến nông TP.HCM sẽ phối hợp Công ty chợ đầu mối Tân Xuân để có thể bố trí điểm bán rau VietGAP cho nông dân trong dự án. Đồng thời, sẽ thường xuyên kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm rau muống nước. Qua kiểm tra, sẽ không cho các sản phẩm không an toàn và không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại các chợ.

Để tạo sản phẩm an toàn cung ứng cho thị trường, tránh tái lập rau muống bẩn, “rau muống nhớt”, TP.HCM tiếp tục triển khai xây dựng vùng rau muống nước theo quy trình VietGAP do Trung tâm khuyến nông TP.HCM và Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thực hiện với hơn 132 ha/337,5 ha đang sản xuất.

 
THEO PHƯƠNG DUY/ KHOA HỌC PHỔ THÔNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,053
  • Tổng lượt truy cập90,869,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây