Mỗi dịp tháng Giêng âm lịch, người dân sống ven khe suối ở trên các huyện miền núi cao như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong lại cùng nhau đi chài, đi xúc để bắt nòng nọc về chế biến làm món ăn. Đây là một đặc sản mà người Thái miền Tây Nghệ An rất ưa chuộng.
Nòng nọc sống ở môi trường nước trong và sạch, đi xúc vào đêm tối là thời điểm thích hợp và thường bắt được nhiều nòng nọc nhất. Theo bà Lương Thị Đạo, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: Với khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, một người có thể xúc được 1 đến 2 kg nòng nọc.
Thời điểm này, nghề săn nòng nọc đêm đang thu hút nhiều người dân tham gia đánh bắt bằng rất nhiều hình thức, như: xúc, quăng chài, kéo lưới, thả mồi nhử...
Còn các em nhỏ cũng tranh thủ thả mang xay moi (một dụng cụ săn cá và nòng nọc truyền thống của người Thái) để đặt vào ban ngày.
Nòng nọc chỉ sống trong môi trường nước sạch, không hóa chất nên người dân rất yên tâm khi chế biến làm thức ăn. Nòng nọc có thể dùng chế biến ra nhiều món ăn như: Nấu canh chua, lam, sào, bọc lá chuối nướng...
Những con nòng nọc béo mẫm, to bằng ngón tay là đặc sản để đãi khách quý đến thăm nhà vào dịp này.
Ngoài dùng để chế biến làm thức ăn, nòng nọc còn trở thành hàng hóa bán khá đắt khách. 1kg nòng nọc đã làm sạch ruột có giá bán từ 100 - 150 nghìn đồng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã