Ngàn thuyền giăng lưới trong đêm
Anh Phạm Xuân Nghĩa- một ngư dân chuyên đánh bắt sứa (trú ở xóm Xuân Châu xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu) cho biết: “Mùa khai thác sứa bắt đầu từ tháng Giêng cho đến hết tháng Tư âm lịch. Vào khoảng thời gian này là mùa sứa sinh sản, kết thành từng mảng lớn trôi thành luồng trên biển nên thích hợp để ngư dân khai thác”.
Ngư dân xã Diễn Kim khai thác sứa trở về bến, nhập cho cơ sở chế biến. T.D
Các cơ sở chế biến sứa trên địa bàn đều ở xa khu dân cư. Trong quá trình cấp phép hoạt động, huyện đã yêu cầu các chủ xưởng cam kết chặt chẽ, tất cả các xưởng đều phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo khi ra môi trường phải an toàn. Hiện nay máy móc, dây chuyền sản xuất ở các cơ sở chế biến này đều áp dụng các công nghệ hiện đại, các quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”. Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng NNPTNT huyện Diễn Châu
|
Theo anh Nghĩa, mỗi đêm có hàng nghìn con thuyền của ngư dân Diễn Châu và các tỉnh bạn như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình giăng lưới vớt sứa ở ngoài khơi. Riêng xã Diễn Kim đã có trên 200 con thuyền lớn nhỏ. “Đêm nào cũng vậy, trên các bờ biển rất nhộn nhịp bởi hàng nghìn con thuyền gọi nhau vươn khơi như chuẩn bị vào chiến dịch. Vui lắm!”- anh Nghĩa nói.
Nghĩa bật mí rằng: Giờ vàng của đánh bắt sứa là khoảng nửa đêm trở về sáng. Đây là thời điểm sứa nổi trên mặt nước và trôi theo dòng. Khi đó, ngư dân chỉ việc định hướng di chuyển của sứa để thả lưới đón đầu và vớt lên thuyền.
Nếu gặp thuận lợi thì trong thời gian đánh bắt khoảng 7-8 giờ đồng hồ, các bè mảng sẽ đầy ắp sứa. Bình quân mỗi ngày một bè mảng đánh bắt được từ 5 tạ tới hơn 1 tấn sứa. Với giá sứa hiện nay khoảng 14.000-15.000 đồng/yến, bình quân một bè mảng 1 ngày thu về từ 300.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng. Anh Nghĩa tâm sự: “Có ngày, vợ chồng tôi bắt được hơn 1 tấn, nhập cho cơ sở chế biến sứa xuất khẩu tại bờ được gần 1 triệu đồng. Nhờ sứa mà từ đầu mùa tới nay, gia đình tôi thu được hơn 30 triệu đồng”.
Sứa nhiều vô kể.
Khai thác sứa là nghề hái ra tiền, nhưng đây cũng là một nghề cực kỳ vất vả và nguy hiểm. Hàng nghìn con thuyền đánh bắt trong đêm, nên lúc thả lưới rất dễ chồng lên nhau. Mỗi lưới dài hơn 2km khi thu về thả lại rất vất vả. Sứa tiết ra chất độc gây ngứa ngáy nổi mề đay rất khó chịu. Nếu lỡ sảy chân ngã vào luồng sứa thì rất nguy hiểm, vì sứa phản xạ tiết độc gây ngứa. Tuy thế, sứa dính lưới đều phải vớt bằng tay, mỗi ngày các ngư dân phải ngâm đôi tay của mình dưới nước rất nhiều giờ đồng hồ. Thân sứa trơn và mang theo cả nước biển nên rất nặng. Trung bình mỗi con sứa khoảng 15-20kg, có con to lên đến 1 tạ nên kéo được lên thuyền rất vất vả. Nếu ai không đủ sức khỏe, da nhạy cảm dễ bị dị ứng thì không thể đánh bắt được sứa.
Ông Nguyễn Bảy - một ngư dân ở xã Diễn Hải thở dài: “Trước đây sứa nhiều lắm, hai cha con tôi có ngày bắt được 3-4 tấn, nhưng nay sứa đã hiếm rồi bởi người đánh bắt nhiều quá. Hiện mỗi ngày đêm tôi chỉ đánh bắt được khoảng trên dưới 5 tạ.”
Mang sứa về bờ
Đưa sứa xuất ngoại
Hiện nay, huyện Diễn Châu có 7 cơ sở chế biến sứa. Những cơ sở này bao tiêu sản phẩm cho bà con ngư dân, trong đó có 3 cơ sở sứa có công suất chế biến tới 300 tấn/ngày.
Niềm vui được muag sứa của ngư dân Diễn Hải
Ông Nguyễn Văn Khánh – chủ cơ sở chế biến sứa Khánh Vinh đóng tại xã Diễn Kim cho biết: “Sau khi sơ chế phân loại, sứa được đưa vào máy quay ly tâm cho hết nhớt và làm sứa cứng lại, thải hết tạp chất. Sau đó, sứa được đưa ra dây chuyền làm sạch. Không chỉ chế biến ở dạng thô mà cơ sở chúng tôi còn sản xuất sứa ăn liền với nhiều loại khác nhau được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Sứa đã qua chế biến có giá cao gấp nhiều lần so với sứa thô, dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg. Từ đầu mùa tới nay, chúng tôi đã xuất bán được khoảng hơn 1.000 tấn sứa, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động”.
Sơ chế sứa
Nhờ dám đầu tư, những “tỷ phú nghề sứa” như vậy đã không còn hiếm ở Diễn Châu… Những cơ sở này đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Theo báo cáo của huyện, mỗi năm các cơ sở chế biến sứa ở Diễn Châu xuất ra thị trường hơn 6.000 - 7.000 tấn tấn sứa các loại, mang về nguồn thu hơn 100 tỷ đồng. Sản phẩm sứa đã qua chế biến của Diễn Châu chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường ngoài nước như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc...
Niềm vui được muag sứa của ngư dân Diễn Hải
Nỗi lo lớn nhất hiện nay của người dân ở đây, đó chính là nguồn sứa khai thác sụt giảm hơn rất nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy, các cơ sở chế biến này phải thu mua sứa của ngư dân các tỉnh bạn, như Hà Tĩnh, Thanh Hóa... để đủ nguyên liệu chế biến xuất ra thị trường.
Nhân công tại cơ sở chế biến sứa Khánh Vinh đang bước đầu phân loại sứa để đưa vào dây chuyền chế biến
Sứa sau khi đưa vào máy quay li tâm cho hết nhớt và làm sứa cứng lại, thải hết tạp chất. Sau đó được đưa ra các bể ngâm làm sạch
Tác giả bài viết: Tiến Dũng
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã