Thưa ông, kết quả TCC nông nghiệp Quảng Trị đạt được rất ấn tượng, ông có thể khái quát về những thành tựu chính?
Để thực hiện Đề án quan trọng này, Quảng Trị đã TCC NN theo từng nội ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và thủy lợi.
Ông Hà Sỹ Đồng (mũ cối bên phải) nói chuyện với bà con nông dân trên đồng lúa chất lượng cao ở Hải Lăng |
Điểm nhấn quan trọng nhất là Quảng Trị đã xác định được bộ sản phẩm chủ lực của tỉnh có lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 gồm 6 cây trồng và 2 con nuôi. Đó là cây hồ tiêu, gỗ nguyên liệu, cao su, cà phê, cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản và con bò, con tôm.
Đặc biệt SXNN được tăng lên đáng kể về chất và lượng. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhằm đảm bảo ATTP trở thành xu thế chính. Hình thành được nhiều chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích lớn. Đất trồng lúa hàng năm của Quảng Trị xấp xỉ 50 ngàn ha thì đã có 35 ngàn ha trồng lúa chất lượng cao, giúp người nông dân có thu nhập cao hơn so với sản xuất lúa bình thường 30%.
Sản xuất lúa theo cánh đồng lớn được xem là một trong những giải pháp bền vững nhằm giải quyết tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tạo tiền đề kêu gọi DN đầu tư mạnh hơn nữa vào NN. Thời gian qua Quảng Trị có sự phát triển đột phá của việc sản xuất lúa hữu cơ theo quy trình công nghệ của Cty TNHH Đại Nam - NM sản xuất phân bón Ong biển.
Trong quá trình TCCNN, Quảng Trị đã đẩy mạnh liên kết 4 nhà trồng dứa, cây dược liệu, dưa lưới công nghệ Nhật Bản…, hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân sử dụng giống đảm bảo phẩm cấp, thay đổi cách sản xuất truyền thống qua hiện đại.
Cty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị là DN đi đầu trong chế biến gỗ xuất khẩu |
Quảng Trị đã liên kết với Học viện Nông nghiệp VN, Đại học Huế triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KHCN vào thực hiện nhiều mô hình hiệu quả như nuôi tôm, trồng rừng, phát triển gia trại, trang trại, xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm nổi tiếng như tiêu Quảng Trị, ván gỗ MDF VRG Quảng Trị, gạo hữu cơ Quảng Trị… Nhiều DN ở Quảng Trị đã có những đơn hàng xuất khẩu hồ tiêu Quảng Trị và cà phê Khe Sanh trực tiếp qua Mỹ và châu Âu. |
Cùng với đó, TCC trong nội ngành lâm nghiệp được đặc biệt quan tâm.
Năm 2013 năng suất bình quân rừng trồng một chu kỳ kinh doanh đạt 50 m3/ha. Sau 5 năm tăng lên 80 m3/ha, nhiều diện tích đạt trên 100 m3/ha.
Mỗi năm trồng mới được từ 6 đến 7 ngàn ha rừng sản xuất và 1 ngàn ha rừng phòng hộ.
Hàng năm sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt gần 1 triệu m3, cung cấp đủ nguyên liệu cho các NM chế biến gỗ xuất khẩu và trực tiếp xuất khẩu gỗ dăm sang các nước.
Toàn tỉnh hiện có 22 ngàn rừng được cấp chứng chỉ FSC. Gỗ có chứng chỉ FSC bán với giá cao hơn so với giá bán gỗ thông thường tại cùng thời điểm từ 20% đến 30%.
Phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 42 ngàn ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ. Hàng vạn gia đình nông dân sống được và giàu có với nghề rừng.
Thủy sản đang phát triển đúng hướng, trở thành ngành kinh tế biển quan trọng của tỉnh. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi tôm, nuôi cá và các giống đặc sản khác. Toàn tỉnh có 25/32 tàu đóng mới theo NĐ 67, trong đó 17 tàu vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ và 1 tàu vỏ Composite. Hệ thống kênh tưới, tiêu cũng được nâng cấp và xây dựng mới, tổng chiều dài đã kiên cố hóa được 1.180/2.125km.
Chương trình MTQG xây dựng NTM đã huy động được tổng kinh phí hơn 5.600 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đến nay có 42/117 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 35,9% số xã của tỉnh. Mức đạt tiêu chí bình quân là 14,15 tiêu chí/xã, tăng 6,05 tiêu chí/xã so với cuối năm 2013, không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Khai thác biển trở thành ngành kinh tế quan trọng của Quảng Trị |
Đâu là những khó khăn trong TCCNN mà Quảng Trị đang gặp phải?
Để TCCNN đạt hiệu quả, một trong những điều kiện cần là phải khuyến khích được DN đầu tư vào lĩnh vực này. Thời gian qua Quảng Trị đã quyết liệt trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà, minh bạch hóa các quy định để tạo thuận lợi cho các DN, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp.
Doanh nghiệp Đồng Giao thu mua dứa cho nông dân Cam Lộ |
Tuy nhiên, cái khó khăn của TCCNN hiện là chi phí sản xuất sản phẩm còn cao nhưng chất lượng nông sản làm ra có phần chưa tương xứng. Do vậy cần phải tạo kinh tế hợp tác đủ mạnh mới giảm được chi phí sản xuất. HTX hoạt động đúng bản chất và mang lại lợi ích của thành viên thì sẽ nâng cao chất lượng nông sản. Những thách thức về biến đổi khí hậu, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe đòi hỏi ngành NN Quảng Trị phải nỗ lực thay đổi tư duy, tạo đột phá trong SX.
Ngoài ra, trong SXNN không nên tập trung sản xuất đại trà, mà cần chuyển sang phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với vai trò dẫn dắt của DN. Cần phải tạo môi trường thuận lợi để DN dẫn dắt nền nông nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Các giải pháp đột phá trong TCCNN của Quảng Trị đến 2020 và tầm nhìn 2025 là tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo đột phá trong TCCNN. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu NQ 26 của Bộ Chính trị và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tạo điều kiện để nông dân và DN tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường, mở rộng SX hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao. Tiếp tục huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Chủ động liên kết nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN, nhất là công nghệ giống, quy trình và các khâu chế biến, phân phối thị trường kết nối chặt chẽ với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu cùng cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh và sản phẩm địa phương. Khuyến khích các DN tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành, đảm bảo ATVSTP. (Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) |
Thưa ông đâu là vấn đề mấu chốt Quảng Trị cần làm ngay trong TCC nông nghiệp để đạt hiệu quả hơn nữa? Một trong những vấn đề mấu chốt quan trọng của TCCNN là phải hoàn thiện được chuỗi sản xuất khép kín từ phát triển vùng nguyên liệu, chế biến đến công tác thị trường. Xác định DN là hạt nhân quan trọng, liên kết thị trường với các HTX và với nông dân. Nhưng nhân lực các HTX ở Quảng Trị hiện rất mỏng và yếu. Vì vậy cần có chính sách kịp thời đào tạo nhân lực cho HTX, phối hợp với DN phát triển NN, được coi là nhiệm vụ cấp bách. Hiện Quảng Trị đang phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ TCCNN. Việc đầu tư vào NN phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc liên kết vùng. Kêu gọi DN xây dựng thêm nhiều NM chế biến nông sản sau thu hoạch. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã