Học tập đạo đức HCM

Tây Ninh: Gần 95.000 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi

Thứ năm - 27/10/2016 05:15
hông qua các hình thức như Tổ tiết kiệm vay vốn, tổ liên kết sản xuất, các cấp Hội trong tỉnh đã tập hợp được đông đảo hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt. Nhờ đó, việc vận động nông dân tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi gặp nhiều thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng. Có thể nói, phong trào đã phát triển khá toàn diện, dần đi vào cuộc sống của người dân, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho hội viên, nông dân.
Một mô hình trồng ổi Đài Loan đem lại lợi nhuận cao tại địa phương

 
Qua nhiều năm, đã có thêm nhiều hội viên, nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp, qua đó góp phần huy động và tăng cường thêm sức mạnh của khối thống nhất, đại đoàn kết toàn dân. Trong giai đoạn 2012- 2016, trung bình hằng năm có gần 94.700 hộ hội viên, nông dân đăng ký tham gia phong trào, chiếm hơn 71% so với số hộ nông nghiệp trên toàn tỉnh. Trải qua việc bình xét, đã có 47.880 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Phong trào tiếp tục có sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Qua phong trào, cũng đã xuất hiện thêm nhiều cá nhân điển hình, tiên tiến. Họ chính là những tấm gương sáng của tinh thần vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết chí làm giàu cho chính mình và giúp đỡ người khác cùng vươn lên làm giàu, từng bước xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp.

Từ phong trào này còn góp phần hình thành các CLB sản xuất, tổ liên kết sản xuất, tổ hợp tác sản xuất... tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ một cách đồng bộ, hiệu quả, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm; làm nền tảng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Tiêu biểu như: Mô hình trồng ổi Đài Loan lợi nhuận cao ở Phước Ninh- huyện Dương Minh Châu; mô hình xen canh xoài - ổi đạt hiệu quả ở An Tịnh- huyện Trảng Bàng; mô hình trồng dừa xiêm lùn ở Bình Minh- Thành phố Tây Ninh...

Để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, trong 5 năm qua, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp bán phân bón trả chậm; hướng dẫn nông dân ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và không bị ép giá. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 90 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hơn 1.800 hội viên, nông dân; phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ mở 31 lớp sử dụng máy vi tính và mạng Internet, 11 lớp tin học chứng chỉ A, chuyển giao 37 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ...

Đặc biệt trong năm 2015, tỉnh Hội đã ký kết biên bản thỏa thuận giữa Hội Nông dân tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Tây Ninh và doanh nghiệp tư nhân Hùng Diệp trong việc bán phân bón trả chậm cho hội viên nông dân. Sau thời gian triển khai biên bản thỏa thuận này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Kết quả, doanh nghiệp đã phối hợp được với 42/95 Hội Nông dân cơ sở, bán trên 1.589 tấn phân bón trả chậm các loại cho hội viên, nông dân địa phương, với tổng số tiền hơn 17.643 triệu đồng.

Bằng phương thức bán phân bón trả chậm đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho hội viên, nông dân. Từ việc cung ứng sản phẩm phân bón đảm bảo đúng lịch thời vụ, thời gian thu hoạch, giao hàng tận nơi, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng của sản phẩm; doanh nghiệp vừa hướng dẫn cách thức cho nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất.

Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh định kỳ tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, vận động người nông dân phát huy các sáng kiến, cải tiến công cụ lao động, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
 
Trong 05 năm qua, Hội đồng sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh đã bình xét và trao tặng được: 02 giải Nhì, 10 giải Ba, 16 giải khuyến khích cho các mô hình do Hội Nông dân tham gia. Các mô hình đạt giải đã được Hội đồng khoa học kỹ thuật đánh giá cao và được đưa ra thị trường tiêu thụ như: Mô hình Thiết bị phun thuốc có bộ phận thu dây; thiết bị rải phân vi sinh không bụi; thiết bị tăng bo nông sản…


 
Sau 5 năm thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đã có 79 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen; 3 cá nhân nhận Bằng khen của Trung ương hội Nông dân Việt Nam; 7 cá nhân được vinh dự tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...
Theo HND
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,514
  • Tổng lượt truy cập90,883,907
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây