Học tập đạo đức HCM

Tết nghĩa tình ở “rốn” lũ

Thứ tư - 25/01/2017 10:07
Sự sống hồi sinh đang trải dài từ cánh đồng đến ngõ ngách làng quê dưới bàn tay chịu khó của người nông dân. Báo hiệu một mùa xuân ấm áp đang về trên miền quê “rốn” lũ Hương Khê (Hà Tĩnh).
Mầm xanh hồi sinh
 
Từ bãi đất trống chứa vật liệu xây dựng bên đường Hồ Chí Minh qua xã Phương Điền, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) - cách đây 3 tháng đoàn từ thiện Báo NTNN chọn làm bãi tập kết hàng hóa để bốc xuống thuyền đi về với bà con vùng lũ Hương Khê, chúng tôi rẽ xuống để trở lại “rốn” lũ xã Phương Điền, Phương Mỹ. Không ai còn nhận biết được đây là một trong những địa phương bị ngập lũ lớn nhất ở Hà Tĩnh vừa rồi.
 
Dọc tuyến đường vào xã là những cánh đồng ngô xanh biếc, không ai nghĩ cách đây 3 tháng nơi đây là biển nước đục ngầu. Tuy nhiên, thứ duy nhất mà cánh phóng viên vẫn có thể nhận ra đó là hàng cây cọ cao vút dọc hai bên vệ đường vào xã thì không thay đổi, từ gốc cây cọ ngước nhìn lên phía dưới vòm lá còn bám một lớp đất màu vàng trước kia là mức nước lũ dâng.
 
Tet nghia tinh o “ron” lu
Bà Nguyễn Thị Tình ở thôn Ấp Tiến, xã Phương Mỹ lạc quan khôi phục sản xuất. Ảnh: H.A 
Rời Phương Mỹ trong cái se se lạnh của tiết trời đầu xuân chúng tôi không thể rời mắt trước những cánh đồng ngô xanh biếc, tiếng nói cười của tốp trẻ từ trường về nhà. Vùng đất “rốn” lũ Phương Mỹ đã thực sự hồi sinh từ sức bật vươn lên của người dân và sự chung tay, góp sức của cộng đồng xã hội. Một mùa xuân mới đang rộn ràng đang gõ cửa với người dân vùng lũ Hương Khê.
 
Giữa cánh đồng đỏ quạch phù sa, chị Trần Thị Xuyên (ở xóm 6 xã Phương Điền) đang vun những luống ngô xanh biếc. Chia sẻ với chúng tôi, chị Xuyến nói: “Trong gian nan vất vả thậm chí đối diện với cái chết vẫn có mầm sống, trời không lấy đi của ai tất cả. Trận lũ vừa qua chứng minh rõ điều đó, người dân chúng tôi đối diện với khó khăn, ngập nhà ngập cửa, tuy nhiên khi lũ qua để lại những lớp đất phù sa bồi đắp phục sinh cho đất đai cây cối”.
 
Cũng theo chị Xuyến: “Giờ đây gần 2 mẫu đất được phủ xanh bởi cây ngô sinh khối, những năm không có lũ thì phải bón rất nhiều phân để cải tạo đất nhưng năm nay ngô vừa trĩa xuống đã lên mầm xanh biếc. Cứ đà này sau 2 tháng nữa số ngô này sẽ cắt bán cho các trang trại chăn nuôi bò, gia đình tôi sẽ thu về không dưới 30 triệu đồng đâu”.
 
Ông Nguyễn Văn Hoàng-cán bộ địa chính, nông nghiệp xã Phương Điền cho biết: “Sau lũ, tỉnh hỗ trợ 100% giống ngô sinh khối và khoai lang cho người dân bị ngập lũ trong xã gieo trồng, hiện ngô vụ xuân đã phủ xanh trên 150ha đất màu của toàn xã”. Không riêng xã Phương Điền, xã Phương Mỹ là một trong những địa phương bị ngập lũ nặng nhất và kéo dài từ 14.10 đến 7.11.2016, nhưng đến nay những cánh đồng “chết” đã được hồi sinh bởi màu xanh của cây nông nghiệp.
 
Ông Nguyễn Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã Phương Mỹ hồ hởi nói: “Toàn xã đã gieo trỉa được 100ha cây rau màu vụ xuân trong đó chủ yếu cây ngô sinh khối với diện tích 97ha. Những cánh đồng ngập nước sâu trong lũ như thôn Ấp Tiến, Trung Thượng nay cây ngô, khoai lang phủ xanh không còn dấu tích của những trận đại hồng thủy 3 tháng về trước”.
 
Ông Lê Quang Vinh-Trưởng Phòng NNPTNT huyện Hương Khê cho biết: “Năm 2016 người dân Hương Khê chịu ảnh hưởng nặng của lũ lụt, lũ chồng lũ nên sản xuất cũng gặp khó. Tuy nhiên được sự chia sẻ của người dân cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhận được hỗ trợ giống cây của Chính phủ, của tỉnh, người dân sớm ra đồng tái sản xuất. Đến thời điểm này toàn huyện Hương Khê đã xuống giống được hơn 1.700ha cây vụ xuân chủ yếu trồng ngô sinh khối P4199, NK66 và khoai lang; giống cây được hỗ trợ từ nhà nước trong đó giống ngô sinh khối 30 tấn và 25 tấn giống khoai lang”.
 
Tết nghĩa tình
Tet nghia tinh o “ron” lu-Hinh-2
Học sinh đạp xe qua cánh đồng ngô xanh biếc trải dài tại Phương Mỹ, Phương Điền. Ảnh: H.A 
 
Sắc xuân đang về trên rốn lũ nhưng với người dân nơi đây tết năm nay họ được đón cái tết nghĩa tình. Còn nhớ khi cơn “đại hồng thủy” khiến nhà cửa ngập chìm, trong những ngày khó khăn đó được sự chia sẻ của người dân cả nước những đoàn xe, dòng người về với bà con vùng lũ trao tận tay hộp mì tôm, bao gạo, tiền. Không chỉ giúp người dân vùng lũ vượt qua hoạn nạn mà những phần quà này đến nay vẫn được người dân chắt chiu dành dụm.
 
Bà Nguyễn Thị Tình (ở thôn Ấp Tiến, xã Phương Mỹ) cho biết: “Đến hôm nay gia đình tôi vẫn còn có mỳ tôm, gạo của Báo NTNN về cứu trợ chia sẻ trong và sau lũ”.
 
Bà Tình cho biết thêm: “Đặc biệt những phần quà bằng tiền không chỉ có ý nghĩa lúc nhà bị ngập không đi lại được gia đình tôi mua thực phẩm dữ trữ, mà những thành viên trong gia đình cũng sinh hoạt chắt chịu để mua thêm con gà, con lợn làm vốn tái sản xuất sau lũ. Giờ đây gia đình tôi đã có đàn gà 20 con và vườn rau xanh tốt. Tết này gia đình tôi không phải đi mua nữa”.
 
Ông Nguyễn Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã Phương Mỹ tâm sự: “Dù vẫn còn đó những khó khăn, thiệt hại quá lớn do cơn lũ kinh hoàng gây ra nhưng người dân Phương Mỹ đã nhận được sự trợ giúp của cả cộng đồng xã hội, sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và sự vượt lên của mọi người dân Phương Mỹ đang dần hồi sinh”.
 
“Chưa năm nào như năm 2016, người dân Phương Mỹ chịu lũ chồng lũ và kéo dài trong 5 đợt liên tục. Trong hoàn cảnh đó địa phương nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ nhiều chưa từng có với 166 đoàn về ủng hộ, cứu trợ trên 26.000 suất quà, 15 tấn gạo, 6,6 tỷ đồng tiền mặt. Nếu quy ra tiền hơn 10 tỷ đồng” - ông Quân nói.
 
Ông Quân cho biết thêm: “Dù khó khăn còn nhiều nhưng tết này người dân “rốn” lũ Phương Mỹ vẫn được hưởng niềm vui trọn vẹn từ tấm lòng nghĩa tình của đồng bào cả nước”.
 
Rời Phương Mỹ trong cái se se lạnh của tiết trời đầu xuân chúng tôi không thể rời mắt trước những cánh đồng ngô xanh biếc, tiếng nói cười của tốp trẻ từ trường về nhà. Vùng đất “rốn” lũ Phương Mỹ đã thực sự hồi sinh từ sự vươn lên của người dân và sự chung tay, góp sức của cộng đồng xã hội. Một mùa xuân mới đang rộn ràng đang gõ cửa với người dân vùng lũ Hương Khê.

Theo Hữu Anh/ Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay60,652
  • Tháng hiện tại857,350
  • Tổng lượt truy cập90,920,743
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây