Tổng diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2017 - 2018 trên địa bàn tỉnh đạt 25.967ha, giảm 1.880ha so với cùng kỳ, năng suất dự kiến 631,7 tạ/ha, sản lượng ước 1.640.365 tấn, đạt 81% kế hoạch. Do ảnh hưởng của thiên tai, có 1.645ha mía thiệt hại trên 70%, 2.592ha khác bị giảm năng suất từ 30 - 70%, nhiều khả năng chất lượng mía nguyên liệu chỉ tương đương niên vụ 2016 - 2017 (chữ đường bình quân 8,8 CCS).
Trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, mía đường Thanh Hóa vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực |
Theo ông Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, ngoài những yếu tố khách quan, nhìn chung sản xuất mía đường năm qua thu được nhiều kết quả tích cực. Diện tích mía nguyên liệu tiếp đà giảm theo lộ trình tái cơ cấu và Quy hoạch tổng thể ngành (đến năm 2020 đạt 25.800ha); 2.262,7ha có độ dốc cao, manh mún trồng mía trước đây đã được chuyển đổi sang các cây trồng khác, ngược lại có 344,1ha diện tích đất bãi tập trung, đất ruộng thích hợp áp dụng trồng mía bước đầu phát huy hiệu quả.
Đầu tư thâm canh mía nguyên liệu chuyển biến rõ rệt, tính rộng ra toàn tỉnh có 146 mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 2.626ha, nhiều hơn 944,7ha so với cùng kỳ; cơ cấu định hình 15 giống có khả năng thâm canh, thích ứng tốt; các công ty tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu (Lam Sơn đầu tư trên 160 tỷ đồng, Nông Cống 68 tỷ đồng, Việt - Đài 83 tỷ đồng).
Lúc này các nhà máy đã có kế hoạch thu mua mía nguyên liệu niên vụ 2017 - 2018, phù hợp với chỉ đạo của tỉnh và khuyến cáo từ Bộ NN-PTNT cũng như Hiệp hội Mía đường Việt Nam (đảm bảo ép dưới 125 ngày/niên vụ): Cty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan triển khai từ 28/11, thời gian ép dự kiến 115 ngày; Cty CP Mía đường Lam Sơn dự kiến từ ngày 6 - 10/12, ép từ 115 - 120 ngày; Cty CP Mía đường Nông Cống dự kiến từ 8 - 10/12, ép trong khoảng 100 - 110 ngày.
Về giá cả, thống nhất thu mua mía nguyên liệu sạch, có chữ đường 10 CCS tại ruộng là 1.150.000 đồng/ tấn, giá mía xô cũng tương tự nếu đảm bảo độ đường 10 CCS. Đối với mía có chữ đường thấp hơn, mức giá không dưới 900.000 đồng/tấn.
Định hướng kế hoạch phát triển niên vụ 2018 - 2019, tổng diện tích mía đứng toàn tỉnh đạt 27.500ha, phấn đấu năng suất 68,1 tấn/ha, sản lượng 1.907.150 tấn. Trong đó vùng thâm canh là 12.500ha, năng suất bình quân 80 tấn/ha, sản lượng đạt 1.010.750 tấn.
Về sản xuất vụ đông, tình trạng ngập lụt cục bộ từ ngày 9 - 16/10 đã làm thiệt hại nặng trên 16.386ha diện tích cây trồng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương gấp rút triển khai các phương án nhằm khôi phục sản xuất.
Thanh Hóa nỗ lực khôi phục được 41.372ha cây trồng vụ đông, đạt 87,7% |
Song song với đó, nhiều doanh nghiệp (Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa, Cty TNHH Thành An Ninh Bình, HTX tiêu thụ sản phẩm Toàn Năng Thái Bình, HTX Tiêu thụ nông sản Nga Sơn Thanh Hóa, Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao…) đã kịp thời cung ứng vật tư nông nghiệp và ký kết hợp đồng liên kết để tạo đà thúc đẩy đến người nông dân.
Tính đến 24/11 toàn tỉnh đã gieo trồng được 41.372/47.200ha, đạt 87,7 %. Trong đó diện tích trồng ngô đạt 14.523ha, khoai lang 2.918ha, ớt 2.178ha, khoai tây 1.126ha, lạc 1.340ha, đậu tương 391ha, rau đậu các loại 17.400ha và 1.495ha cây trồng các loại.
Mục tiêu sản xuất vụ ĐX 2017 - 2018 là 213.000ha, sản lượng lương thực ước đạt 830.340 tấn. Để đảm bảo, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương sớm xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó đặc biệt lưu tâm đến công tác phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam ngay từ đầu vụ.
Theo dự báo tiết đại hàn năm nay sẽ bắt đầu vào ngày 20/1 (tức 4/12 ÂL), đây là giai đoạn có tần suất rét đậm cao nhất trong năm. Do đó các địa phương phải bám sát thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế để chủ động bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp. Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo tránh rét “nàng Bân” khi lúa trỗ và tránh lụt tiểu mãn ở vùng đất thấp thời điểm thu hoạch.
Quan điểm chỉ đạo bố trí trà lúa xuân muộn là chủ lực, mở rộng diện tích lúa năng suất, chất lượng cao, ưu tiên sử dụng các giống kháng đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng hiệu quả. Yêu cầu các địa phương chỉ cơ cấu 3 - 4 giống chủ lực và 3 - 4 giống bổ sung, lưu ý dùng những giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày.
Vụ ĐX 2017 - 2018 ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, có khả năng kháng bệnh hiệu quả |
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của ngành nông nghiệp trong năm 2017. Để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đề ra trong sản xuất vụ ĐX 2017 - 2018, yêu cầu Sở NN-PTNT xây dựng khung lịch thời vụ để các địa phương triển khai gieo trồng an toàn, phù hợp... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã