Lượng rau quả nhập ngoại vẫn rất lớn, trong khi trong nước hoàn toàn có thể sản xuất (Ảnh: Quang Vinh).
Như vậy, theo những con số mà Tổng cục Hải quan đưa ra, bình quân, mỗi ngày người Việt Nam bỏ ra hơn 91 tỷ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu. Riêng hai thị trường Thái Lan và Trung Quốc, bình quân mỗi ngày người tiêu dùng trong nước bỏ ra hơn 58 tỷ đồng để tiêu thụ rau củ quả đến từ hai thị trường này.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả của Thái Lan lớn nhất với hơn 274 triệu USD.
Tính bình quân mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 41 tỷ đồng để tiêu thụ rau quả “made in Thái Lan”.
Đáng chú ý, chủng loại rau củ quả nhập khẩu hầu hết đều là những sản phẩm tương tự hàng trong nước.
Đơn cử, các loại xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu giêng, nhãn… được nhập từ Thái Lan cũng là những sản phẩm không thiếu ở Việt Nam.
Tương tự, những mặt hàng khác như cà rốt, súp lơ… thậm chí cả những sản phẩm mà ở trong nước thừa thãi, “bán rẻ như cho”, phải đổ bỏ như su hào, bắp cải… cũng được nhập vào.
Điều này tiếp tục đặt ra những băn khoăn cho nền nông nghiệp nước nhà. Vì nghịch lý là ở chỗ, Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp là thế mạnh, nhưng lại đang phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập về trong nước chính những thứ mính sản xuất được.
Mới đây, trên thị trường còn xuất hiện một loại dứa nhập khẩu với giá cực “chát”, lên tới 130-150.000 đồng/quả, trong khi dứa do nông dân trong nước trồng thì bán “rẻ như cho”, chỉ với giá 4.000 - 5.000 đồng/ quả.
Vậy nhưng loại dứa nhập khẩu này vẫn rất đắt hàng dù giá cao gấp đến 30 lần dứa trồng trong nước.
Điều đáng nói, theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, dứa nhập ngoại và dứa “ta” đều có chất lượng và mùi vị tương đương nhau, chỉ khác là dứa ngoại có kích thước to hơn mà thôi.
Lý giải về thực trạng này, giới chuyên gia nông nghiệp cho biết: Nguyên nhân chính khiến trái cây ngoại được ưa chuộng là do người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng trái cây trong nước.
Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu của DN còn hạn chế nên người tiêu dùng hầu như chỉ quan tâm đến các loại trái cây ngoại cho dù giá có cao hơn.
Thừa nhận, hàng ngoại nhập gia tăng là xu thế tất yếu của hội nhập, song suy cho cùng, dù là hàng ngoại nhập hay hàng nội địa, nếu là hàng chất lượng tốt, giá cạnh tranh tất yếu sẽ kéo người tiêu dùng lại gần hơn.
Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để đứng vững trên sân nhà, ngành rau quả Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi DN cần phải chủ động, nỗ lực hơn trong việc xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện và tin tưởng hơn vào hàng nội.
Theo TS Đào Thế Anh- phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, để nâng cao tính cạnh tranh và khẳng định lại vị thế rau quả trái cây tại thị trường trong nước, ngành rau quả cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản...
Nhà nước, các bộ, ngành cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất về đất đai, tài chính, đầu tư hệ thống máy móc trong chế biến và bảo quản.
Về phía các DN, không chỉ quan tâm đến thị trường quốc tế, mà cần chú trọng hơn vào thị trường nội địa. Vì hơn hết, thị trường nội địa với 90 triệu dân vẫn là thị trường giàu tiềm năng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho DN, không có lý do gì mà DN có thể dễ dàng bỏ qua.
Minh Phương/ Đại đoàn kết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã