Năm 2017, nhờ sự tư vấn của người quen, anh Nguyễn Văn Hưng – chủ trại lợn ở xóm Kênh, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) đã chuyển sang dùng cám trộn sinh học. Nhờ vậy, gia đình anh đã rút ngắn được thời gian nuôi của đàn lợn từ 15 – 20 ngày; tiết kiệm được ít nhất 500.000 đồng/con khoảng 100 kg so với nuôi bằng cám công nghiệp trên thị trường.
Anh Nguyễn Văn Hưng chia sẻ: “Hiện tại, đàn lợn 160 con đã gần đạt trọng lượng 100kg/con để xuất bán. Nếu bán thời điểm này thì gia đình thu về hơn 800 triệu đồng. Riêng tiền thức ăn tôi nhẩm tính ít nhất cũng tiết kiệm được khoảng 80 triệu đồng so với nuôi lợn bằng cám viên như trước đây”.
Tương tự như trại lợn của anh Nguyễn Văn Hưng, anh Trần Đức Mạnh (thôn Vĩnh Cát, xã Thạch Vĩnh, Thạch Hà) cũng đang từng bước sử dụng cám trộn vào chăn nuôi lợn. Hiện nay, với trại lợn quy mô trên 1.000 con, anh Mạnh sử dụng đồng thời cả 2 loại cám trộn và cám viên.
Anh Trần Đức Mạnh cho biết: “Qua tính toán, theo dõi, tôi thấy lợn thịt sử dụng thức ăn cám trộn thời gian nuôi ngắn hơn, chi phí đầu vào thấp và sức đề kháng của lợn cũng cao hơn. Đặc biệt, thương lái ưa chuộng lợn nuôi bằng cám trộn vì chất lượng thịt đỏ và săn chắn hơn so với các loại cám công nghiệp trên thị trường”.
Ưu điểm vượt trội của cám trộn là sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thực vật như: Ngô, đậu, cám gạo. Các nguyên liệu này được nghiền thành bột rồi chuyển sang máy trộn, cộng thêm chất bổ trợ dầu thực vật và chế phẩm sinh học R.E.D để cho ra cám trộn. Tùy theo độ tuổi của lợn, người chăn nuôi sẽ trộn cám theo tỷ lệ.
Hiện nay, Đại lý Thuận Nam (Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) đang là địa chỉ cung cấp nguyên liệu cám trộn sinh học cho người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Chị Nguyễn Thị Thuận, chủ Đại lý Thuận Nam chia sẻ: “Nguồn nguyên liệu như: Ngô, khô, đậu đều được nhập khẩu từ Malaysia. Riêng cám gạo được mua từ các nhà máy xay xát lớn trên địa bàn. Ngoài ra, trong cám trộn có sử dụng chế phẩm sinh học R.E.D của Công ty Công nghệ sinh học R.E.D”.
Thành phần trong chế phẩm sinh học R.E.D ngoài các nguyên liệu cơ bản để làm thức ăn gia súc thì còn ứng dụng các chế phẩm vi sinh từ thảo dược để tăng sức đề kháng nên lợn hấp thụ thức ăn tốt và không bị bệnh đường tiêu hóa.
Ngoài sử dụng trong chăn nuôi lợn, hiện nay, cám trộn sinh học đang được nhiều bà con nông dân ứng dụng trong chăn nuôi gà, trâu, bò nhằm tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Thay vì mua sản phẩm đã trộn qua đại lý, nhiều chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn còn đầu tư máy trộn về sản xuất tại gia. Nhờ vậy, chi phí thức ăn được tiết kiệm nhiều hơn.
Tác giả bài viết: Phan Trâm – Anh Tấn
Nguồn tin: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã