Học tập đạo đức HCM

Thu nhập cả chục triệu mỗi tháng nhờ... phân bò

Thứ hai - 08/01/2018 06:31
Hiện nay nghề nuôi trùn quế phát triển mạnh ở các tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Riêng tỉnh Sóc Trăng thì có nhiều hộ nuôi trùn quế đạt hiệu quả kinh tế cao vì ít vốn, lời nhiều, đầu ra ổn định.

Cuối năm 2015, anh Trịnh Thanh Hiền (sinh năm 1991) ở ấp 1, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, Sóc Trăng nuôi thử nghiệm trùn quế trên diện tích 3m2. Anh Hiền đã tận dụng nguồn chất thải từ 2 con bò của gia đình để làm thức ăn cho trùn quế.

Nhận thấy mô hình này thích hợp với điều kiện sản xuất của mình như ít vốn, không cần diện tích đất lớn, ít rủi ro, nhu cầu tiêu thụ của thị trường cao... anh Hiền đã mở rộng diện tích khu trại lên 300m2. Để đủ nguồn thức ăn cho trùn quế, anh Hiền liên hệ với các hộ nuôi bò trong vùng để thu mua phân tươi.

Theo như lời chia sẻ của anh, việc nuôi trùn quế thật ra khá đơn giản. Thức ăn cho trùn chủ yếu là phân bò và các loại phụ phẩm nông nghiệp ủ chung. Lần đầu nuôi thì sau 2 tháng thu hoạch nhưng đến tháng thứ 3 trở về sau là mỗi tháng thu hoạch 1 lần.

Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng anh Hiền lãi được khoảng hơn 10 triệu đồng từ việc bán phân trùn, trùn giống và trùn đông lạnh. Trong đó, trùn đông lạnh là nguồn thu nhập chủ yếu, nhiều hộ mua về để làm thức ăn cho lươn và tôm.

Ngoài thành phẩm từ trại nuôi của mình, anh Hiền còn ký kết với các hộ nuôi trùn quế trong và ngoài huyện Long Phú để thu mua nhưng hiện nay nguồn cung không đủ cầu. Anh Hiền cho rằng nếu kết nối được nguồn nguyên liệu với nơi tiêu thụ thì không những mở ra hướng làm ăn mới, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo Một thế giới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay60,988
  • Tháng hiện tại1,204,248
  • Tổng lượt truy cập94,731,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây