Học tập đạo đức HCM

Thu nhập khá từ cá cảnh

Thứ sáu - 22/09/2017 00:20
Là một người theo ngành dược và đang làm đúng ngành, nhưng sau khi “tập tành” nuôi cá cảnh cho vui với người ta, anh Nguyễn Hoàng Chương (48 tuổi, ngụ số11/7A ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) đã dần “say mê” và quyết định nghỉ công tác để chuyển sang nuôi cá cảnh, đặc biệt là cá đĩa - một trong những loài cá nước ngọt có màu sắc hoa văn đẹp.

Anh Nguyễn Hoàng Chương (đứng) phát biểu tại buổi lượng giá mô hình Nuôi cá đĩa thương phẩm tại gia đình anh

Anh Nguyễn Hoàng Chương (đứng) phát biểu tại buổi lượng giá mô hình Nuôi cá đĩa thương phẩm tại gia đình anh

Từ niềm say mê ban đầu, lần hồi anh Chương bắt tay vào sản xuất, hiện bán ra thị trường mỗi tháng từ 350 - 400 con với đủ kích cỡ (nhỏ nhất 5cm/con, lớn nhất 10cm/con). Đàn cá của anh Chương không chỉ bán ở thị trường trong nước, mà còn được nhiều thương lái mua xuất bán ra nước ngoài. Tính bình quân mỗi tháng, anh Chương thu nhập khoảng 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì lãi khoảng 6 - 8 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, anh còn nhân rộng đàn cá về số lượng và chất lượng, hiện có khoảng 1.000 con với nhiều loại cá và hình dáng, kích cỡ khác nhau.
Chính sự yêu nghề và say mê với công việc đã thôi thúc anh Chương tích cực tham gia những cuộc hội thảo, chuyên đề về nuôi cá cảnh do Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân huyện Hóc Môn tổ chức. Gia đình anh là một trong những hộ được chọn tham gia mô hình trình diễn nuôi cá đĩa thương phẩm (do Trạm Khuyến nông huyện triển khai). Anh Chương còn tranh thủ thời gian tham khảo tài liệu từ sách báo, học hỏi kinh nghiệm những hộ nuôi cá cảnh ở địa phương, giúp anh trau dồi kiến thức chuyên môn và có nhiều cách xử lý hữu hiệu trong quá trình sản xuất, nhất là những lúc cá bị bệnh hay thời tiết thay đổi.  
Theo anh Chương, nên nuôi số lượng càng nhiều thì càng dễ bán, vì khi mua, thương lái thường đánh giá theo quy mô từng hộ nuôi. Để có kết quả tốt hơn, các hộ nên có sự liên kết với nhau, thành lập tổ hợp tác, để có cơ hội gặp gỡ trao đổi về kỹ thuật, cũng như chia sẻ những nguồn hàng tốt, giúp nhau phát triển ngành nghề.

HIẾU MINH/ SGGP


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Hôm nay86,567
  • Tháng hiện tại1,279,161
  • Tổng lượt truy cập94,806,715
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây