Từ nhiều ngày nay, vào mỗi sáng sớm, chị Nguyễn Thị Mai và nhiều người dân ở xóm 4 xã Minh Sơn (huyện Đô Lương) và làng Phong Bang xã Thanh Phong (huyện Thanh Chương) lại í ới rủ nhau đến cánh đồng bàu ở xã Thanh Lĩnh và nhiều cánh đồng khác tìm bắt cua non.
Nói cua non là vì qua mùa sinh sản vào tháng 3 và mùa đại hạn gần như số cua trưởng thành có màu đen nâu kềnh càng đã chết hết, số cua hiện có trên đồng là cua mới trưởng thành, có màu nâu sáng, thân mềm. Dân Hà Nội, Nam Định coi đây là một loại đặc sản.
Dàn hàng ngang săn lua trên ruộng lúa. Ảnh Trần Đình Hà |
Theo chị Mai và những người săn cua, để bắt được cua non, chị và những người làm nghề phải lặn lội đi xa 30 km đến các vùng đìa, bàu sâu trũng mới có cua. Trên những cánh đồng này, vào ban đêm cua bò ra ăn, ban ngày về hang tránh nắng. Khi bắt cua, mỗi người cầm theo một chiếc thùng nhựa có nắp đậy, đục một lỗ ở nắp để bỏ cua. Ngoài thùng đựng cua còn cần một chiếc thuốn sắt giống chiếc đục của thợ mộc. Khi phát hiện hang cua thì dùng tay để móc, nếu sâu quá dùng thuốn hỗ trợ. Sau khi bắt được cua phải nhẹ nhàng bỏ vào thùng nhựa.
“Nói thì đơn giản nhưng nhiều lúc phải úp mặt xuống cỏ, xuống bùn và phải có nhiều kinh nghiệm mới phát hiện được hang cua. Chưa kể là có thể gặp nguy hiểm nếu rắn hoặc dẫm phải vật cứng vật nhọn dưới bùn”.- chị Mai chia sẻ.
Niềm vui bắt được cua. Ảnh Trần Đình Hà |
Ngoài khả năng phát hiện săn bắt của từng người, nghề săn cua còn cần có sự phối hợp với cả nhóm. Thường là dàn hàng ngang khi tìm cua trên ruộng để tránh “dẫm lên chân nhau” hoặc phân công cho từng người đi về từng hướng, từng bờ ruộng.
Sau một buổi săn, vợ chồng anh Vinh - chị Thiện (Thanh Chương) đã bắt được gần 8 kg cua. Ảnh Trần Đình Hà |
Gọi cua non vì thân hình nhỏ có màu nâu trắng khác với cua già có màu nâu đen. Ảnh Trần Đình Hà |
Từ một nhóm nhỏ, đến nay riêng xã Minh Sơn (Đô Lương) đã có gần 50 người, xã Thanh Phong (Thanh Chương) có gần 30 người làm nghề. Vất vả nhưng săn cua non là một nghề có thu nhập cao, lại không cần vốn, không sợ ế. Cua là loại thức ăn bổ dưỡng và sạch nhưng do nhiều nguyên nhân ngày càng khan hiếm, nhất là trong mùa đại hạn. Thế nhưng mùa này nhu cầu sử dụng cua tăng cao, giá cua vì thế cũng cao. Bình quân mỗi ngày, mỗi người có thể bắt được từ 5- 7 kg cua, với giá 80 000 đồng/kg, có thể có thu nhập từ 400.000 – 500.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập cao của nông dân, nhất là trong thời điểm nông nhàn.
Trần Đình Hà
Đài Thanh Chương/ Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã