Theo đó, tỉnh thực hiện dự án lớn như: đầu tư nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp mở rộng cảng cá Thuận An; các dự án đầu tư hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản xã Phong Hải (huyện Phong Điền); đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm cao triều Phú Xuân (huyện Phú Vang), đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm cao triều Vinh Hưng (huyện Phú Lộc); dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2016 - 2020; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh; dự án tăng cường năng lực quản lý an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020... Mục tiêu của Thừa Thiên - Huế hướng tới là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát huy cao nhất lợi thế về nông nghiệp của tỉnh. Ưu tiên đầu tư tập trung vào cơ cấu lại các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp chế biến, ngành nghề nông thôn và cơ cấu lại trên từng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt hơn 3,5%/năm; sản lượng lương thực có hạt từ 310 đến 320 nghìn tấn/năm; sản lượng thủy sản đạt 73.000 tấn/năm; thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng từ 1,7 đến 2 lần so với năm 2015...
* Tỉnh An Giang thực hiện chương trình triển khai chuỗi liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn trong vụ đông xuân 2016 - 2017. Hiện đã có 24 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân, trên diện tích ký kết là 20.096 ha trong số 26.866 ha theo kế hoạch, đạt 74% diện tích. Các doanh nghiệp ký kết hợp tác với nông dân đã thu mua với diện tích 15.358 ha trong số 20.096 ha, đạt tỷ lệ 74,6% diện tích thực hiện ký hợp đồng và hiện đang tiếp tục thu mua sản phẩm cho nông dân theo kế hoạch.
Doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với nông dân trong cánh đồng lớn đều xây dựng hợp đồng trước và thảo luận với người dân giá thu mua cao hơn giá thị trường bình quân từ 50 đồng đến 100 đồng/kg lúa, đồng thời tùy theo điều kiện của công ty, thực hiện liên kết nhiều khâu từ cung ứng giống lúa, vật tư phân bón, khâu chăm sóc bảo vệ thực vật đến hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển đến tận nhà máy chế biến. Riêng với các tổ chức đại diện cho nông dân như hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác thì doanh nghiệp hỗ trợ chi phí quản lý thực hiện tính trên sản lượng thu mua.
Tỉnh An Giang chủ trương chuyển từ sản xuất không thương hiệu, đơn lẻ của người nông dân sang liên kết theo chuỗi và xây dựng thương hiệu lúa gạo gắn với doanh nghiệp, định hướng xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa sạch, chất lượng cao.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã