Học tập đạo đức HCM

Thực hành, tiêu chí mới dạy nghề cho lao động nông thôn

Thứ hai - 25/01/2016 02:41

Thực hành, tiêu chí mới dạy nghề cho lao động nông thôn

Không chỉ đưa thực hành tại nơi sản xuất trở thành yếu tố tiên quyết trong lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Thủ tướng Chính phủ còn sửa đổi các chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo nghề để tăng hiệu quả cho chương trình này.

 

Cầm tay chỉ việc mới thành nghề

Theo tổng cục dạy nghề, bình quân mỗi năm có trên 9.000 người được hỗ trợ đào tạo, tăng 20,2% so với bình quân trong 3 năm đầu (2010-2012) thực hiện Quyết định 1956. Riêng giai đoạn năm 2013 - 2014, công tác dạy nghề luôn vượt kế hoạch trên 6% và gần bằng kết quả thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề của 3 năm đầu thực hiện Quyết định 1956.

Sau khi học xong, 78,7% lao động có việc làm mới, hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Gần 60.000 hộ nghèo có người sau học nghề đã thoát nghèo, chiếm 24,5% số người nghèo được hỗ trợ học nghề. Trên 98.000 hộ có người sau học nghề đã trở thành hộ khá.

ss

 Ảnh: Theo ANTĐ

Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng người lao động học nghề xong nhưng không tìm được việc hoặc các cơ sở đào tạo vẫn dạy theo hình thức cũ, lý thuyết nhiều hơn thực hành, bài giảng dài lằng nhằng khiến người lao động học xong như ‘nước đổ lá khoai’.

Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề nhận xét: Trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ở phần dạy lý thuyết cần phải định tính, định lượng cụ thể để bà con dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm… Sau phần lý thuyết là đến ngay phần thực hành tại nơi sản xuất, cầm tay hướng dẫn từng người, để lâu bà con sẽ quên.

Chính vì vậy, trong năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung quy định: việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất.

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Bên cạnh đó, Quyết định 971/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 cũng đưa ra giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

ss

Các học viên áp dụng mô hình trồng cây dong riềng vào sản xuất miến dong ở Bình Liêu, Quảng Ninh. Ảnh: Theo quangninh.gov.vn

Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập; viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm khuyến nông, lâm, ngư; doanh nghiệp, hợp tác xã, nông trường, lâm trường, trang trại và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp, được tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp đối với giảng viên, giáo viên; kỹ năng dạy học đối với người dạy nghề; nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn đối với cán bộ quản lý.

Thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập; viện nghiên cứu; trung tâm khuyến nông, lâm, ngư; doanh nghiệp, hợp tác xã, nông trường, lâm trường, trang trại và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Lồng ghép kiến thức kinh doanh trong chương trình đào tạo.

Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề án 1956), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Các bộ ngành, địa phương cần tập trung giám sát cách thức tổ chức việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; huy động sự tham gia các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở khác có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp vào công tác đào tạo.

“Chúng ta cần nhận thức dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ ở riêng khu vực này mà là chung cho cả nước. Đào tạo nghề phải chi tiết, cụ thể, sát nhu cầu thực tiễn của người dân. Thậm chí chỉ một công đoạn, một kỹ năng nếu đào tạo tốt cũng có thể giúp nâng cao năng suất lao động, thu nhập cho người dân”, Phó Thủ tướng nói.

Theo D.Minh(tổng hợp)/vietnamnet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm286
  • Hôm nay37,029
  • Tháng hiện tại943,131
  • Tổng lượt truy cập91,006,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây