TH6-6 có nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất dự kiến đạt trên 73 tạ/ha |
Trước đó, tại vụ xuân 2017, Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp – Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa triển khai mô hình trình diễn 2 giống lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6 trên diện tích 2 ha (mỗi giống 1 ha) tại xứ đồng Suội, thôn Tân Lập, xã Xuân Dương.
Theo dõi diễn biến tình hình thực tế, Trung tâm NCƯD KHKT GCTNN nhận thấy tổ hợp TH4-6 và TH6-6 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với cơ cấu giống lúa xuân muộn trên địa bàn.
TH4-6 và TH6-6 đẻ nhánh tốt, tập trung, chịu rét khá, chống đổ hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, chỉ nhiễm nhẹ khô vằn, sâu đục thân và cuốn lá, không thấy xuất hiện đạo ôn.
Năng suất thực thu dự kiến của TH6-6 đạt 73,1 tạ/ha, cao hơn Thái Xuyên 111 khoảng 3,7 tạ/ha.
Từ cơ sở trên, Trung tâm đề nghị Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng tiếp tục phối hợp, xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TH4-6 và TH6-6 trên các vùng sinh thái của tỉnh Thanh Hóa ở vụ kế tiếp để đánh giá khả năng thích ứng và tiến tới mở rộng quy mô sản xuất.
TH4-6 chống chịu sâu bệnh rất tốt |
Đoàn đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ đánh giá rất cao tổ hợp lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6 |
Nông dân rất hài lòng kết quả khảo nghiệm bước đầu của tổ hợp lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã