Theo báo Lao động, Quyền Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang Cao Văn Hóa cho biết, sở đã phối hợp với 2 huyện Châu Thành, Cai Lậy và TX.Cai Lậy xác định vùng trồng vú sữa để Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu vùng II xem xét cấp mã số, đồng thời tiến hành tập huấn cho nông dân ở các xã trồng vú sữa về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây vú sữa, nhất là không sử dụng 5 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mà phía Hoa Kỳ cảnh báo mức dư lượng (đặc biệt là hoạt chất Carbendazim bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ) để nông dân biết và không sử dụng.
Tỉnh này cũng đã có 3 công ty triển khai các hoạt động xúc tiến việc xuất khẩu vú sữa, đã xác định gắn kết vùng trồng, định vị để cấp mã số với tổng diện tích 43,9 ha. Các công ty này đã hoàn tất xong các thủ tục gửi Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II xem xét cấp mã số và bản đồ liều lượng chiếu xạ cho vú sữa để gửi cho phía Hoa Kỳ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Anh Tuấn cho rằng: “Việc xuất khẩu vú sữa vào thị trường Hoa Kỳ phải tính đến vấn đề duy trì lâu dài. Trước đây, chúng ta đã từng thất bại trong việc xuất khẩu vú sữa ra thị trường nước ngoài thì lần này không để lặp lại nữa. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải tạo được vùng nguyên liệu và phải hỗ trợ cho nông dân trong việc canh tác cũng như thu mua”
Thông tin vú sữa Lò Rèn chuẩn bị đi Mỹ khiến người trồng vui mừng. Ông Lê Văn Mong, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy trồng 0,8 ha vú sữa từ 4-8 năm tuổi đang cho trái không giấu được niềm vui: “Mấy ngày qua, nhiều bà con trong xóm hỏi thăm tôi về trái vú sữa xuất khẩu như thế nào.”.
Các kỹ sư và người trồng vú sữa Lò Rèn lâu năm tại Tiền Giang, ngoài việc chăm sóc cẩn thận cần tuân thủ bón phân sao cho vừa hiệu quả, trái lại ngon.
Theo báo Nông nghiệp, từ lâu Trái Vú sữa Lò Rèn đã nổi tiếng trên thị trường và là loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang với sản lượng hàng năm ước đạt trên 30 nghìn tấn, thế nhưng chỉ vài năm trước đây với tập quán canh tác nhỏ lẻ, chăm sóc cây trồng còn theo thói quen cũ dẫn đến tình trạng cây bị sâu bệnh sản lượng kém. Bên cạnh đó, với điệp khúc cứ “được mùa lại mất giá” thị trường bấp bênh, đầu ra không ổn định…Đã có một số nông dân trồng vú sữa tại Tiền Giang phải đốn bỏ vườn cây để chuyển đổi sang trồng loại cây khác nhằm tăng thu nhập.
Rõ ràng sau bao khó khăn trái vú sữa mới xuất vào được thị trường Mỹ đã mở ra cơ hội cho Tiền Giang nói riêng và các địa phương trồng vú sữa trên cả nước nói chung khai thác tiềm năng của một thị trường lớn để thu về giá trị cao nhất từ loại quả này.
Huyền Nhi (t/h)/ Thương hiệu PL
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã