Học tập đạo đức HCM

Tour "Xắn quần lội ruộng" hấp dẫn du khách

Thứ hai - 16/04/2018 09:57
Thay vì chọn điểm nghỉ dưỡng là các khu du lịch cao cấp, không ít du khách quyết định chọn điểm đến là các đồng quê. Ở đó, họ được ra đồng xắn quần làm ruộng như những nông dân.

Theo thống kê của các công ty du lịch, nhu cầu khách du lịch mong muốn được tham quan trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn tăng đều mỗi năm từ 20 - 30%.

Thời gian qua, nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp các vùng miền trải dài từ Bắc tới Nam đã được hình thành đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra nhiều tour du lịch nông nghiệp độc đáo, có chất lượng cao bước đầu được du khách đón nhận.

 

Tour 'Xắn quần lội ruộng' hấp dẫn du khách - Ảnh 1Nhiều du khách trong nước và quốc tế thích thu với tour du lịch "Xắn quần lội ruộng"

 

Một số tour đã trở thành thành thương hiệu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như: Mô hình du lịch nông nghiệp Trang trại đồng quê Ba Vì (Hà Nội) hay mô hình du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình) với hai sản phẩm: “Du khảo đồng quê” và “Một ngày làm nông dân”; mô hình Làng rau Trà Quế (Hội An)…

Tại làng rau Trà Quế (TP.Hội An, Quảng Nam), mỗi ngày đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo duy trì từ hàng trăm năm qua. Những du khách nước ngoài đa phần tỏ ra ngạc nhiên thú vị về cách “nông dân đô thị” vun luống trồng rau, bón phân hay gánh nước tưới cho từng luống cải, hành, húng, quế… Chính họ lại được xắn quần xuống ruộng để thử sức cày cấy, tuốt lúa.

Du lịch cộng đồng, làng nghề, sinh thái không chỉ giúp khách trở về với thiên nhiên mà còn là cơ hội trải nghiệm đời sống người dân quê. Cưỡi trâu, cày ruộng, chài lưới, bắt cá trên sông hay bắt cua còng giữa lạch dừa đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn với du khách, nhất là khách nước ngoài. Tại khu rừng dừa nước Bảy Mẫu Cẩm Thanh (Quảng Nam), nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển giá trị như tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm, cộng đồng địa phương đã biết tân dụng lợi thế này để biến thành sản phẩm du lịch. Những chiếc thuyền, thúng đưa khách luồn lách tham quan sâu vào rừng dừa hay xuôi hạ nguồn về cửa biển trình diễn bắt cá trên sông đã trở thành một trong các tour tham quan ưa thích. Một sản phẩm du lịch độc đáo được khá nhiều du khách nước ngoài lựa chọn chính là tour trải nghiệm các công việc nhà nông như cày, bừa, tát nước, gieo sạ… Khi tham gia tour, du khách sẽ được cho trâu ăn, cưỡi trâu lội ruộng sau đó sẽ được bày cách điều khiển trâu cày bừa, cách tát nước bằng gàu, gieo lúa, gặt lúa, tuốt lúa, giã gạo, xay bột, đúc bánh xèo và ăn cơm trưa tại làng.

Chị Nguyễn Minh Trang (Hà Nội) chia sẻ: “Những kỳ nghỉ dài ngày, gia đình tôi thường tìm đến các tour du lịch sinh thái hoặc tour du lịch nông nghiệp. Được trải nghiệm làm nông dân, trồng rau, bắt cá và chế biến những món ăn từ thực phẩm sạch rất thú vị. Các cháu nhỏ được trải nghiệm công việc của nhà nông vừa thêm kỹ năng sống, vừa thấu hiểu nỗi vất vả của người nông, từ đó sẽ thêm quý trọng những gì mình đang có”.

Còn anh Đào Mạnh Hùng (Hà Nội) cho rằng: “Sau một ngày quần quật xắn quần lội ruộng đi bừa, tát nước… không chỉ xả stress mà còn thấy giá trị của cuộc sống. Những hoạt động trải nghiệm này giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết. Để loại hình du lịch này ngày càng hấp dẫn du khách cần có sự kết nối, quảng bá đặc điểm của những loại hình cũng như thế mạnh của địa phương để du khách lựa chọn”.

Du lịch nông nghiệp đang là lựa chọn của nhiều du khách. Dù rất giàu tiềm năng, lợi thế, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn là mảnh đất màu mỡ chờ có giống tốt mới mong có “trái ngọt”. Bởi hiện nay, nguồn nhân lực chủ yếu dựa vào người dân địa phương, nhưng họ lại bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kiến thức du lịch... Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn cũng là rào cản của du lịch nông nghiệp. Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng thẳng thắn nhìn nhận: Hầu hết hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp chưa hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu. 

Để phát triển du lịch, theo các chuyên gia, Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước để hỗ trợ quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng và hỗ trợ bà con nông dân trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường. Nhà nước và doanh nghiệp cần chung tay đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch nông nghiệp và đào tạo kiến thức du lịch cho nông dân.

Theo Dân sinh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại733,143
  • Tổng lượt truy cập90,796,536
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây