Tuy nhiên, những năm vừa qua, do tình trạng khai thác măng và luồng tuỳ tiện, lại không được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên rừng luồng ở tỉnh ta bị thoái hóa nghiêm trọng.
Xác định luồng là cây thế mạnh xóa đói, giảm nghèo, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, các cấp, các ngành chức năng đã kiểm tra, rà soát, quy hoạch và triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển rừng luồng theo hướng bền vững và hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh cho các xã thuộc quy hoạch vùng luồng thâm canh của tỉnh, từ năm 2016 đến tháng 8-2018, các hộ đã được hỗ trợ phân bón cho năm thứ nhất và năm thứ 2 thực hiện thâm canh phục tráng rừng luồng (2 triệu đồng/ha/năm quy ra phân bón) và hỗ trợ 230 triệu đồng/1 km đường lâm nghiệp nâng cấp hoặc làm mới (200 ha rừng luồng tập trung được hỗ trợ 1 km đường). Mục tiêu từ 2016-2020, toàn tỉnh đạt tổng diện tích rừng luồng thâm canh 29.982 ha, trong đó diện tích được chăm sóc, bảo vệ 14.167 ha, phục tráng rừng luồng kém chất lượng 14.791 ha, trồng mới 1.024 ha.
Kết quả, từ năm 2016 đến tháng 8-2018, toàn tỉnh đã thâm canh phục tráng được 11.110 ha rừng luồng. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững rừng luồng được nâng lên.