Học tập đạo đức HCM

Triệu phú rau thủy canh

Chủ nhật - 15/07/2018 20:39
Đinh Quốc Tuấn (26 tuổi, ở P.Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai) mạnh dạn đầu tư mô hình trồng rau thủy canh đã thu lợi nhuận cao.
Anh Tuấn đang chăm sóc vườn rau sạch /// Ảnh: Đức Nhật
Anh Tuấn đang chăm sóc vườn rau sạch
ẢNH: ĐỨC NHẬT

Với mong muốn tạo ra sản phẩm rau sạch để sử dụng cũng như phân phối ra thị trường, Tuấn thường xuyên lên mạng internet tìm thông tin hướng dẫn cách trồng rau sạch. Đồng thời, anh tìm đến những người có nhiều kinh nghiệm trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh để học hỏi. Từ đó, anh dần nắm được quy trình sản xuất rau sạch, từ thiết kế nhà lưới, bể dinh dưỡng đến chọn giống, kỹ thuật chăm sóc.

Chỉ với 400 m2 đất thuê được của một người bạn, Tuấn bố trí theo mô hình nhà kính. Anh tìm mua sắt, thép rồi tự hàn thành những chiếc khung để có thể trồng được những luống rau thủy canh. Tuấn lắp đặt 6 giàn trồng rau với đủ loại như xà lách Mỹ, cải ngọt, cúc, rau thơm, cải đuôi phụng… Để chống lại các loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi, anh dùng mỡ bò quét lên các chân chống của từng giàn rau và dùng miếng dính để bẫy côn trùng.
 
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau thủy canh, chàng trai trẻ cho biết: “Thực ra, rau thủy canh trồng rất dễ. Khi tra hạt, đổ một ít nước vào mút xốp để giữ được độ ẩm, khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được nửa tháng sẽ tách ra, đưa vào những rọ bằng nhựa và đưa lên giàn trồng. Toàn bộ chất dinh dưỡng đã được pha sẵn vào 1 thùng phuy lớn, cứ 1 giờ tưới 1 lần, một lần 15 phút, không tưới vào ban đêm. Hệ thống nước tưới mình đã lắp đặt tự động, chỉ việc bật và hẹn giờ để tắt nên rất tiện lợi”.

Tuấn cũng chia sẻ: “Ở Gia Lai nóng nên dùng mút xốp để giữ ẩm cho rau là thích hợp nhất. Sau mỗi lần thu hoạch rau cần phải làm sạch những chiếc rọ trồng bằng cách ngâm trong chậu thuốc tím khoảng hơn 1 giờ rồi vớt ra, rửa bằng nước sạch để loại bỏ côn trùng”.
 
Trung bình mỗi ngày Tuấn hái về từ 30 - 35 kg, mỗi ký rau bán từ 30.000 - 35.000 đồng tùy loại. Số rau này được cung cấp đến một số cửa hàng rau sạch tại TP.Pleiku. Mỗi tháng vườn rau thủy canh mang về cho Tuấn gần 30 triệu đồng. Sắp tới, Tuấn dự định mở rộng nhà vườn, lắp thêm 6 giàn rau để đảm bảo số lượng cung cấp ra thị trường.

Tác giả bài viết: Đức Nhật

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay22,335
  • Tháng hiện tại889,846
  • Tổng lượt truy cập90,953,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây