Học tập đạo đức HCM

Trời mưa liên tiếp, người dân Quảng Ngãi đổ xô trồng cây keo

Thứ năm - 12/10/2017 10:13
Những cơn mưa chiều liên tiếp trong nhiều tuần qua là điều kiện cho người dân khắp nơi vào vụ trồng rừng, các chủ vườn ươm keo lai, keo tai tượng được mùa, được giá.

 

Người mua, người bán thương lượng giá cả keo lai. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Người mua, người bán thương lượng giá cả keo lai. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ông Trần Minh Tâm (xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ, từ tháng 8 âm đến tháng 2 năm sau, do thời tiết mưa, đất đồi núi tơi xốp hơn, công việc trồng keo cũng dễ dàng, không mất nhiều công chăm sóc, tỷ lệ sống cao hơn.

Ông Tâm có hơn 2 sào đất làm vườn ươm keo lai, trung bình mỗi năm làm 3 vụ. Ông cho biết: “Tôi lấy về hơn 80.000 cây giống, sử dụng ươm giống nuôi cấy mô, phun sương tự động, từ số lượng cây giống có thể ươm ra cả trăm ngàn cây. Mỗi ngày tôi bán cũng gần 100.000 cây, với giá bán bình quân 45.000-50.000 đồng/50 cây, thu về gần 90 triệu đồng, chưa trừ chi phí”.

So với giá giống cấy mô nhiều năm trước, giá năm nay tăng lên gần 900 đồng/cây, mỗi sào đất đồi, người trồng rừng chỉ cần trồng 500- 600 cây.

Quảng Ngãi: Trời mưa liên tiếp, dân đổ xô mua keo trồng rừng ảnh 1
Keo lai đưa vào bịch chuẩn bị khách đến lấy. Ảnh: Nguyễn Trang

Bà Trần Thị Nhị (xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn) có 5 sào đất, cũng lấy gần 5.000 cây giống về ươm, bà cho biết, trung bình vườn ươm có sức chứa gần 300.000 cây, ngày cao điểm nhất có thể  bán ra 50.000 cây keo giống.

Thậm chí nhiều nông dân, như ông Lê Hữu Phước (xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn), dành đến 1 mẫu đất trồng hàng trăm ngàn cây keo giống. Người dân ở xã Bình Hiệp cứ vào tháng 3 hằng năm, các vườn ươm chuẩn bị đất, bầu,… đến tháng 8 âm thì bắt đầu bán giống.

Xã Bình Hiệp là vườn ươm lớn nhất huyện Bình Sơn, nơi cung cấp cây ươm giống cho nhiều tỉnh, thành lân cận.

Quảng Ngãi: Trời mưa liên tiếp, dân đổ xô mua keo trồng rừng ảnh 2
Keo lai là cây trồng chủ lực của nước ta: Ảnh Nguyễn Trang

Keo lai là loài cây trồng chủ lực của nước ta. Theo ước tính của Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng ước tính đến hết năm 2016 vừa qua là 520.000ha. Bên cạnh đó, Viện đã xây dựng gần 200ha vườn giống các loài Keo lai tượng, keo lá tram, keo lá liềm,… Trong số đó đã có gần 30 vườn giống được công nhận đủ điều kiện sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng. Viện đã sản xuất và cung cấp gần 2 triệu cây mô đầu dòng Keo và Bạch đàn cho các vườn ươm trên khắp cả nước để xây dựng vườn cây đầu dòng sản xuất hom.

NGUYỄN TRANG/ SGGP


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay64,249
  • Tháng hiện tại769,362
  • Tổng lượt truy cập90,832,755
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây