Học tập đạo đức HCM

Trồng rau nhút trên mặt nước, bà con nông dân vùng lũ hái ra tiền

Thứ năm - 14/12/2017 10:01
Mùa lũ, người dân cồn Én (ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang) tận dụng đất bãi bồi gieo trồng rau nhút. Nước lên đến đâu, rau nhút nổi bồng bềnh đến đó. Mặc dù không cần phải chăm sóc, phân, thuốc nhưng đây lại là loài rau giúp bà con “hái” ra tiền.

Theo báo Nông nghiệpmùa nước nổi, cồn Én giống như một hòn đảo thu nhỏ, nổi bềnh bồng giữa biển nước mênh mông. Từ trung tâm tỉnh, con đường ngắn nhất để qua cồn Én phải “lụy” đến 3 bến đò. Đầu tiên, phải qua bến phà An Hòa nối Long Xuyên - Chợ Mới, tiếp đó chạy dọc theo đường Rạch Chanh, qua bến đò Chùa Đậu nối thị trấn Mỹ Luông với Cù lao Giêng, chạy thêm khoảng 500m nữa rồi qua bến phà Tấn Long mới tới được cồn Én.

Cũng giống như vùng Cù lao Giêng, dọc theo các tuyến đường bê-tông nông thôn ở cồn Én là những vườn xoài chi chít trái. Trên các bãi bồi, rất dễ bắt gặp những bông hoa vàng nhỏ như hoa mười giờ, nổi lênh đênh theo nhịp sóng. Cùng với đó là những mảng rau nhút xanh dập dìu trong gió bấc.

rau-nhut-con-en
Trồng rau nhút ở Cồn Én. Ảnh: Nông nghiệp

Anh Nguyễn Văn Lùng (46 tuổi, ngụ ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới) chia sẻ: “Đối với cồn Én, mùa nước vẫn sản xuất nhộn nhịp nên nhiều bà con vẫn gắn bó với nghề nông. Nơi đây có vùng đê bao để phát triển vườn xoài quanh năm, có đất bãi bồi để tận dụng trồng rau nhút mùa nước nổi. Những công đoạn trồng, thu hoạch, rửa rau nhút, lặt rau, bó gọn rồi cân cho bạn hàng mang lại thu nhập khá cho người dân”.

Rau nhút là loại lá nhỏ, thân mềm, phát triển nhanh. Khi chạm tay vào, những cánh lá sẽ xếp lại như ngủ nên người ta gọi là rau nhút (nhút nhát). Khác với cây mắc cỡ (hay trinh nữ, cũng xếp lá khi chạm vào), rau nhút thuộc loài thủy sinh, thân cây được sử dụng như rau sạch, dùng nấu canh chua, nhúng lẩu hay ăn sống với mắm kho, cá kho đều ngon.

Vị dân dã của rau nhút khiến nhiều người phát ghiền. Thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, cặp theo bờ cồn Én dài trên 2km, hàng chục hộ dân nơi đây đã gieo trồng rau nhút với diện tích khoảng 20ha.

Theo báo Dân Việt, anh Lùng là một trong những người ở cồn Én có thâm niên trồng rau nhút trên vùng đất bãi bồi quanh cồn Én. Với trên 1.000m2 mặt nước, cứ mỗi đợt thu hoạch rau nhút, gia đình anh kiếm được khoảng 2 triệu đồng. “Đối với loài rau nhút, mình cắm thẳng gốc vào đất để cây tự phát triển. Trên mặt nước, mình cần dùng tre làm rào rồi cột rau nhút vào để không bị sóng đánh dạt ra xa. Muốn rau nhanh phát triển, có thể sạ ít phân bón vào đất. Sau đó, chờ khoảng 10 ngày đến nửa tháng là có thể cắt rau thu hoạch” - anh Lùng chia sẻ

Bằng cách gieo trồng liên tục, tính cả mùa nước nổi, gia đình anh Nguyễn Văn Lùng kiếm được khoảng 20 triệu đồng. Sau khi trừ tiền thuê đất và mặt nước, số tiền từ rau nhút cũng đủ nuôi đứa con gái đang học lớp 5 và chăm lo cuộc sống hàng ngày.

Đối với anh Nguyễn Văn Tâm (43 tuổi), người trồng rau nhút lớn nhất cồn Én (trên 7.000m2 mặt nước), thì đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Mỗi ngày, vợ chồng anh Tâm thu hoạch khoảng 300kg rau nhút, trừ sở phí rồi giao cho thương lái, gia đình thu về gần cả triệu đồng. Hiện nay, rau nhút là mặt hàng bán chạy nên khi thu hoạch là thương lái chờ sẵn tại nhà, cân theo bó rồi tính tiền tại chỗ.

rau-nhut-che-bien
Chế biến rau nhút. Ảnh: Nông nghiệp

Ông Phan Văn Sỏi ở ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long hiện có 6 công ruộng thả rau nhút trong bờ bao. Ông cho biết, rau nhút dễ trồng, ít bị rủi ro về giá cả nhưng muốn cho năng suất cao phải nắm vững quy trình kỹ thuật, nhất là khâu cắm cọc giữ cho rau không trôi giạt và xử lý phân, thuốc sao cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu trồng đúng kỹ thuật, môi trường nước sạch, chỉ sau 1 tháng là bắt đầu thu hoạch. Bộ phận sử dụng của rau nhút là thân, lá và đọt.

Ông Sỏi cho biết với 6.000m2 rau nhút, bình quân mỗi tháng ông thu nhập trên 30 triệu đồng, trừ hết các chi phí gồm phân, thuốc và công lao động còn lời khoảng 25 triệu đồng. So với trồng lúa lợi nhuận cao gấp 6 lần.

“Ở cồn Én, mùa khô bà con làm rẫy, trồng hoa màu, mùa nước họ nuôi thủy sản, trồng rau nhút, chăm sóc vườn tược. Nói chung, dù “ngăn sông cách chợ” nhưng ở cồn Én giờ đây có điện, nước đầy đủ, đường sá được nâng cấp, trường học khang trang, bà con có cuộc sống ổn định” - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tấn Long Nguyễn Văn Trim khẳng định.

Theo Thương hiệu & Pháp luật

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay22,325
  • Tháng hiện tại1,035,712
  • Tổng lượt truy cập91,099,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây