Tuyết Lê/VOV-Miền Trung
Với những nỗ lực trong ứng dụng khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp TP Đà Nẵng đã đầu tư nhiều nguồn lực, giúp nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hơn 2 năm nay, mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Mạnh Thắng, ở thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Thắng cho biết, cuối năm 2016, ông đầu tư hơn 2 tỉ đồng, chặt phá 1 ha ha cây keo, san ủi mặt bằng, lắp đặt lồng kính, thiết bị phun sương, mua sắm thiết bị trồng rau công nghệ cao.
Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Mạnh Thắng mang lại hiệu quả kinh tế cao. |
Làm ăn ngày càng có hiệu quả, ông Thắng đứng ra thành lập Hợp tác xã rau, hoa, củ quả Hòa Vang, tạo việc làm cho người dân địa phương với mức thu nhập 5,2 triệu đồng người/tháng.
“Được Nhà nước hỗ trợ 50% vốn để xây dựng 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của TP Đà Nẵng, trong đó tập trung trồng các chủng loại rau sạch mới nhất của ngành nông nghiệp hiện nay. Phương châm của Hợp tác xã làm sao sản xuất rau theo chuỗi an toàn, điều kiện cho bà con trong làng có công ăn việc làm ổn định”, ông Thắng cho hay.
Còn theo ông Đặng Phú Hành, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết, huyện Hòa Vang là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất thành phố với diện tích 65 ha. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Hòa Vang có những bước phát triển vượt bậc, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi được nâng lên rõ rệt. Hiện, trên địa bàn huyện Hòa Vang đã hình thành hơn 20 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
“Huyện triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Huyện đã mạnh dạn kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng về đầu tư trên địa bàn huyện. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện Hòa Vang năm nay tiêu thụ ổn định và có chổ đứng trong thị trường”, ông Hành cho biết và thông tin thêm, sắp tới huyện Hòa Vang sẽ xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
TP Đà Nẵng là một trong những địa phương hỗ trợ nhiều nguồn lực giúp nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Về sản xuất cây lúa, thành phố hỗ trợ cơ giới hóa 50% giá trị thiết bị, hệ thống tưới tiết kiệm, phun sương cũng được hỗ trợ một nửa chi phí lắp đặt.
Hàng năm, ngành nông nghiệp thành phố đầu tư khoảng 300 - 500 triệu đồng, giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch 7 vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào sản xuất rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm, sản xuất nấm thương phẩm và dược liệu.
Ông Võ Công Trí, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đạt được một số kết quả bước đầu.
“Tổng kinh phí đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp của thành phố đạt trên 30 tỷ đồng đã tạo ra những phát triển mới, những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trên địa bàn của huyện Hòa Vang. Một số dự án ứng dụng công nghệ cao, một số quy hoạch được thành phố triển khai cũng đang có kết quả bước đầu”, ông Trí cho biết./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã