Quá nhiều rào cản
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, chương trình truy xuất nguồn gốc heo bằng công nghệ thông tin được chia thành 2 giai đoạn: Quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo từ khi heo được xuất khỏi trang trại qua giai đoạn giết mổ, vận chuyển, kinh doanh tại chợ đầu mối đến siêu thị, chợ bán lẻ; kiểm soát từ khi heo được sinh ra đến khi xuất chuồng. Theo đó, khi xuất chuồng, mỗi con heo sẽ được đeo vòng nhận diện có mã vạch lưu trữ thông tin.
Quá nhiều rào cản để nông hộ tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc heo bằng công nghệ thông tin. Ảnh: T.Đ
Hiện Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai chỉ mới phổ kiến chương trình này cho những công ty chăn nuôi lớn, như: Công ty CP Chăn nuôi CP VN, Công ty TNHH Japfa Comfeed VN... Chúng tôi đang chuẩn bị buổi hội thảo để phổ biến chương trình này cho những nông hộ chăn nuôi. Ông Nguyễn Kim Đoán
|
Nhờ đó, các khâu từ chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, phân phối đều được kiểm soát và đưa vào ngân hàng dữ liệu. Người tiêu dùng có thể dùng một ứng dụng đã cài đặt sẵn trên smartphone quét tem điện tử dán trên miếng thịt heo và dễ dàng biết được con heo nuôi ở trại nào, giết mổ ở đâu, có chứng nhận an toàn hay không...
Nếu không sử dụng smartphone, người mua có thể sử dụng máy quét mã vạch đặt tại các chợ để quét tem điện tử hoặc truy xuất nguồn gốc qua trang web của chương trình. Từ năm 2017, TP.HCM sẽ áp dụng đại trà chương trình này cho các loại thực phẩm.
Hiện đàn heo của Đồng Nai có khoảng 1,6 triệu con với hơn 1.000 trang trại và 10.000 hộ chăn nuôi. Theo nhận định của ông Đoán, chương trình này sẽ gặp khó khi triển khai đại trà trong các nông hộ, bởi thói quen chăn nuôi lâu nay và chi phí phải trả của các hộ.
“Hàng loạt vấn đề sẽ nảy sinh khi triển khai trong nông hộ, như: Nông dân chưa có thói quen ghi nhật ký nuôi heo an toàn, trình độ công nghệ thông tin không có, e ngại tốn kém chi phí để gắn mã vạch cho heo, không muốn bị kiểm soát… Tất cả đều là những rào cản để người chăn nuôi đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình” - ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định.
Ông Đoán lấy ví dụ: 2 năm trước, Chi cục Thú y Đồng Nai có yêu cầu các nông hộ nuôi heo phải báo cáo định kỳ về chăn nuôi và bán buôn, nhưng kế hoạch này phá sản vì không hộ nào làm!
Thực tế, ghi nhận tại các nông hộ nuôi heo cho thấy, hầu hết các hộ đều rất mù mờ thông tin về chương trình này. Anh Đinh Việt Thịnh – một hộ nuôi heo (xã Quang Trung, Thống Nhất) cho biết, đến giờ anh chưa nghe ai nói về chương trình này và nhiều khả năng cũng không tham gia vì sợ chi phí tốn kém làm đội giá thành. “Tôi không nghĩ mình phải tham gia chương trình, vì nuôi heo không bán chỗ này thì bán chỗ khác, không sao cả” - anh Thịnh nói.
Tuyên truyền, vận động chủ trang trại, người chăn nuôi
Theo ông Phan Minh Báu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp (DN) hay hộ chăn nuôi không phải ai muốn tham gia chương trình cũng được mà phải đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, chuẩn từ khâu chăn nuôi đến khâu giết mổ. Đây là cơ hội để mặt hàng thịt heo Đồng Nai tham gia vào chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc thịt heo được cho là giải pháp căn cơ và thiết thực cho vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay, vì ở đây người tiêu dùng được trao công cụ để chọn được sản phẩm thịt sạch. Về phía DN và người chăn nuôi, tuy vẫn còn nhiều băn khoăn về những khó khăn trong việc thực hiện, nhưng đều cho rằng đây là cơ hội để xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp, DN, người chăn nuôi, kinh doanh heo VietGAP, thịt heo an toàn.
So với các DN lớn, các chủ trang trại và chăn nuôi nông hộ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia chương trình vì tâm lý e ngại và chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát hoàn chỉnh từ khâu giống, sản xuất đến tiêu thụ.
Ông Đoán cho rằng, các cơ quan chức năng Đồng Nai cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người chăn nuôi heo đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Lý do: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thịt không có chứng nhận an toàn thì sẽ khó có thể tiêu thụ và cạnh tranh được.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã