Học tập đạo đức HCM

Tuyên ngôn Độc lập - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại

Thứ sáu - 02/09/2016 11:18
Cách đây 71 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Ngày 19-8-1945, khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Tân Trào (Tuyên Quang) về Hà Nội. Người ở và làm việc tại số nhà 48 phố Hàng Ngang. Tại đây, Bác đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, làm việc cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Ủy ban Giải phóng dân tộc, chuẩn bị cho ra mắt Chính phủ lâm thời và Ngày Lễ tuyên bố Độc lập của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ do Thô-mát Giép-phơ-xơn (Thomas Jefferson) soạn thảo và công bố ngày 04-7-1776, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó, Người còn đề cập tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những tư tưởng bất hủ về quyền con người, là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Bác Hồ đứng trên lễ đài cùng các thành viên chính phủ lâm thời chào nhân dân.
Bác Hồ đứng trên lễ đài cùng các thành viên chính phủ lâm thời chào nhân dân.

Sau khi khẳng định những lẽ phải không ai chối cãi được, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. 

Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn,” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do.

Sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, toàn thể thành viên trong Chính phủ làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, toàn thể thành viên trong Chính phủ làm lễ tuyên thệ nhậm chức.

Tuyên ngôn Ðộc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Bản Tuyên ngôn chính thức chỉ ra một chính quyền cách mạng mới của nhân dân Việt Nam được xây dựng và trưởng thành theo đúng ý nguyện của mọi tầng lớp nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do.”

Trên khắp các ngả đường của hầu hết các tỉnh, thành, người dân hân hoan vui ca trong ngày Lễ Độc lập..jpg
Trên khắp các ngả đường của các tỉnh, thành, người dân hân hoan vui ca trong ngày Lễ Độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lê nin của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Tuyên ngôn còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới. 

Hàng chục vạn đồng bào tập trung tại Quảng trường Ba Đình, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn: TTXVN)
Hàng chục vạn đồng bào tập trung tại Quảng trường Ba Đình, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ sắc sảo và lỗi lạc của Người. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như trí tuệ sắc sảo của Người mãi mãi soi sáng đường chúng ta đi. 

Không chỉ có các tầng lớp trí thức tham gia buổi Lễ Tuyên bố độc lập, tầng lớp nông dân cũng được coi là lực lượng quan trọng để dân tộc Việt Nam có ngày chiến thắng vẻ vang như hôm nay..jpg
Không chỉ có các tầng lớp trí thức tham gia buổi Lễ Tuyên bố độc lập, tầng lớp nông dân cũng được coi là lực lượng quan trọng để dân tộc Việt Nam có ngày chiến thắng vẻ vang như hôm nay.

Ngày nay, chủ nghĩa thực dân - một vết nhơ và nỗi đau của lịch sử nhân loại - đã bị xóa bỏ. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển trong hòa bình và tình thân hữu. Đó là xu thế chủ đạo mà nước Việt Nam độc lập đang chủ động và tích cực tham gia với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Hiện thực đó đang phát triển và được bảo đảm bởi đạo lý, lẽ phải trong quan hệ giữa các nước và hệ thống luật pháp quốc tế. Nhưng trên thế giới vẫn tồn tại một thực tế khác.

Quân dân miền Nam trong những ngày Lịch sử trọng đại tháng 9-1945..jpg
Quân dân miền Nam trong những ngày Lịch sử trọng đại tháng 9-1945.

Đó là chiến tranh, xung đột cục bộ vẫn xảy ra, chủ nghĩa khủng bố và những hành vi tàn ác đối với quyền sống của con người. Đặc biệt, nước lớn với lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ngang nhiên xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của các nước nhỏ, bất chấp đạo lý, lẽ phải và luật pháp quốc tế. Thực tế đó làm cho tình hình quốc tế và các khu vực mất ổn định, đe dọa hòa bình, hợp tác và phát triển. Các quốc gia, dân tộc cần phải đoàn kết, thống nhất hành động, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, hợp tác, thân thiện và phát triển. Dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng chủ quyền của nhau, trên cơ sở hiện thực lịch sử và luật pháp quốc tế.

Không khí xúc động, tưng bừng cờ hoa nhân ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
Không khí xúc động, tưng bừng cờ hoa nhân ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam phải chống lại nhiều thế lực xâm lược hùng mạnh và tàn bạo để bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng. Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng sự hòa hiếu, luôn luôn mong muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, nhưng quyết tâm bảo vệ nền độc lập như lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 vẫn vẹn nguyên trong ý chí của mỗi người dân và cả dân tộc Việt Nam.

71 năm đã qua, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào lòng người như sự thức tỉnh, khẳng định niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam vào tương lai tươi đẹp. Đó là áng văn bất hủ góp phần làm nên cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta.

Theo Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay40,421
  • Tháng hiện tại837,119
  • Tổng lượt truy cập90,900,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây