Truy xuất nguồn gốc vải Thanh Hà bằng mã QR do Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) cung cấp |
Tại hội thảo, TS Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KH, CN và MT Quốc hội cho biết, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ra thế giới. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra nhiều giải pháp, tuy nhiên trong vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, mặc dù Việt Nam đã có bước đầu có khuôn khổ pháp lý nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU còn nhiều hạn chế.
Chia sẻ tại hội thảo, nhiều chuyên gia khẳng định, trên thế giới truy xuất nguồn gốc nông sản đang được sự quan tâm của nhiều nước. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đặc biệt nhiều nước và khu vực đã xây dựng khung pháp lý quy định về truy xuất nguồn gốc. Tại Việt Nam, triển khai truy xuất nguồn gốc chuỗi nông sản, nhiều tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng điện tử “QRcode” cho sản phẩm nông sản. Tuy nhiên việc truy xuất nguồn gốc nông sản đang tồn tại nhiều hạn chế như: Thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi; chưa kiểm tra chéo thông tin và kết nối thông tin giữa các tác nhân; không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất; thông tin chưa minh bạch và được xác nhận. Thêm vào đó Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về tuy xuất nguồn gốc cũng như chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc…
Trong bối cảnh nông sản Việt Nam ngày càng đi xa hơn vào các thị trường thế giới thì theo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp tại hội thảo, những bất cập trên cần sớm được khắc phục. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng đưa ra một số gợi ý chính sách và giải pháp về truy xuất nguồn gốc như: Chuẩn hóa thông tin truy xuất và (có thể) mức độ truy xuất đến hộ vàvùng sản xuất tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác giữa các tác nhân, tăng tính minh bạch và phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn. Đồng thời áp dụng mã HS để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ/đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất
Đặc biệt cần nâng cao vai trò cơ quan nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc, đồng thời có giải pháp giúp minh bạch hóa thông tin như ứng dụng công nghệ blockchain, tăng cường vai trò, quyền mặc cả của nông dân trong chuỗi thông qua các mô hình liên kết. Hỗ trợ xây dựng thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia cho từng nhóm sản phẩm xuất khẩu chiến lược.
Quang Lộc/ Báo công thương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã