Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng phân, thuốc tại Việt Nam đã và đang ở mức rất cao. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, năm 2017 nông dân Việt Nam đã sử dụng hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật và 12 triệu tấn phân hóa học cho cây trồng.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã chi 194 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Như vậy, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi đến 2,15 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Trong đó, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 54,2% tổng giá trị của mặt hàng này.
Rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo tình trạng lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên khắp Việt Nam, và cho rằng đó là tội ác, bởi không chỉ ảnh hưởng ngay lập tức tới chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây hệ lụy rất lâu dài. Đáng nói là cùng với đó, môi trường sống của chính người nông dân tại các vùng nông thôn không còn trong lành nữa.
Thực tế, Việt Nam đang xoay trở rất khó khăn để thuyết phục người tiêu dùng quốc tế chịu sử dụng nông sản Việt, thuyết phục Chính phủ các nước chịu mở cửa đón nông sản Việt, và một trong những nguyên nhân lớn chính là nông sản Việt phần lớn chưa an toàn với các tiêu chuẩn hiện tại. Tình trạng lạm dụng phân, thuốc hóa học kéo dài đã làm cho rất nhiều vùng sản xuất bị “nhiễm độc”, khó lòng quay lại canh tác hữu cơ hay canh tác tự nhiên bởi từ nguồn đất đến nguồn nước đều tồn dư chất hóa học độc hại.
Đáng buồn là để thay đổi tình trạng này rất khó, tính tiện dụng của phân, thuốc hóa học đã làm tập quán canh tác của đa số nông dân lún sâu vào thói quen lạm dụng. Chính vì vậy, để có thể hạn chế và thay đổi nhanh, khó mà chờ tư duy nông dân thay đổi. Thay vào đó, Nhà nước cần những biện pháp tức thời để chặn đứng nạn lạm dụng: hạn chế nhập khẩu, loại trừ các sản phẩm độc hại ra khỏi danh mục được lưu hành, kiểm soát và cập nhật danh mục chế phẩm an toàn, kiểm tra thực tế liên tục và phạt thật nặng với những vi phạm trong lĩnh vực này... Nếu không nghiêm, chỉ dăm mười năm nữa, nông nghiệp Việt Nam và nông dân Việt Nam sẽ mất rất nhiều.
Theo Báo Đồng Nai
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã