Ông Trần Hoàn Thế, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho biết: “Nghe người thân giới thiệu, tôi đến đây để thấy tận mắt, nghe tư vấn về kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và các yếu tố khác. Trái quá nhiều, chất lượng ngon, cơm dầy… Sắp tới tôi sẽ đặt mua 200 cây giống nhãn Hồng Phúc về thay cho số cây tạp của mình”.
Thấy chúng tôi thắc mắc về hai từ “Hồng Phúc”, ông Võ Văn Thiệt, 62 tuổi chủ nhân của loại nhãn nầy kể lại : “Trong một dịp tình cờ, một người thân từ nước ngoài mang tặng một cây nhãn giống không rõ xuất xứ. Thấy lạ tôi trồng thử và đạt hiệu quả và bắt đầu chiết 400 nhánh đầu tiên. Loại nhãn nầy đã đăng ký chất lượng sản phẩm và sỡ hữu trí tuệ tại tỉnh Vĩnh Long. Thấy làm ăn phát triển nên tôi đặt tên là “Hồng Phúc”.
Theo ông Thiện, nhãn Hồng Phúc có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại nhãn khác như: bộ rễ cây rất khỏe bám đất rất chắc; cuống trái dẻo, dai rất khó rụng khi chín nên rất thuận lợi cho việc đóng thùng xuất khẩu hay vận chuyển đi xa; mùi thơm nhẹ nhưng giữ được lâu; cơm nhãn dầy nhưng khô ráo nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Cạnh đó loại nầy rất dễ “đậu” trái, sản lượng khá cao, bình quân mỗi cây cho khoãng 30 đến 40 ký trái/năm. Ngoài ra thời gian trồng mới đến cho trái chỉ 18 đến 24 tháng.
Điều rất đặc biệt là khi bắt đầu ra hoa tạo mùi thơm rất nhiều khiến côn trùng tìm đến rất đông, giúp khả năng đậu trái rất lớn. Điều kỳ lạ tiếp theo là những trái đeo không hiệu quả xung quanh trái tốt sẽ tự rơi xuống đất mà không cần sự can thiệp của người trồng. Ngoài ra do đặc điểm cơm dầy, ít nước nên rất thuận lợi cho nghề sấy nhãn khô xuất khẩu, một thế mạnh của nông nghiệp huyện Long Hồ vốn có.
Tuy nhiên theo ông Thiện trồng loại nhãn nầy phải hết sức chú ý đến chế độ phân bón cho cây. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ thì năng suất thấp, ngược lại nếu xử dụng phân vô cơ thì chất lượng không đảm bảo. Từ đó ông kết hợp cả 2 loại phân cho cây nhãn Hồng Phúc với tỉ lệ hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của cây. Cạnh đó là chế độ nước phải luôn đảm bảo.
Hiện nay, ông Võ Văn Thiện chưa đưa ra giá bán chính thức của nhãn Hồng Phúc trên thương trường; sản lượng trái ông dùng để phục vụ miễn phí tại chỗ cho khách tham quan; người có ý định mua về trồng; quảng bá tại các điểm du lịch, thương mại…
Ông Thiện kể rất thật lòng : “Mình là nông dân, muốn khuyến khích người ta trồng cây gì, nuôi con gì thì phải có sản phẩm đối chứng để họ an tâm. Cạnh đó mình phải có trách nhiệm bao tiêu kỹ thuật cho người mua. Giá bán cây giống phải chăng, phù hợp để đôi bên cùng có lợi. Còn giá bán phải chờ sự ưa chuộng của người tiêu dùng”.
PHAN THỊ ANH THƯ/ Thương hiệu và Pháp luật
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã