Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, nông sản Việt Nam không những ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước mà còn không ngừng mở rộng ra thị trường thế giới. Việt Nam hiện có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) chủ lực mang tầm vóc quốc tế trong đó XK hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ 2, cao su đứng thứ 4, thủy hải sản đứng thứ 5, chè đứng thứ 7. ... thế giới.
Mặc dù có giá trị XK cao, nhưng nông sản Việt Nam chủ yếu XK dưới dạng thô, chất lượng thấp nên giá XK luôn thấp hơn các nước khác, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề báo động. Một trong những nguyên nhân là do khâu tổ chức còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ không có sự gắn kết khiến sản xuất phát triển không ổn định và thiếu bền vững.
Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cũng cho rằng ở trong nước, sản suất nông sản cũng luôn gặp phải các vấn đề về tiêu thụ dư thừa, bấp bênh, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây. Theo số liệu thống kê hiện chỉ có từ 1% đến 5% các sản phẩm nông sản có chứng nhận chất lượng, từ 5% đến 13% sản lượng được sản xuất theo quy trình kĩ thuật được kiểm soát, chỉ có 20% hợp tác xã tham gia tiêu thụ nông sản chho nông dân, còn lại 80% cung ứng dịch vụ đầu vào.
Thực tế trên khiến đầu ra của nông sản gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các sản phẩm nông sản bị ép giá khi bán ra thị trường. Tại thị trường XK, Việt Nam cũng đứng đầu trong các quốc gia có số lượng hàng bị trả về khi XK vào thị trường Mỹ. Nguyên nhân theo ông Lê Đức Thịnh là do năng lực lực sản xuất của nông dân còn hạn chế, khả năng liên kết giữa các hộ sản xuất còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Hiện mới chỉ có 20% nông hộ đạt quy mô trang trại sản xuất theo các tiêu chuẩn kĩ thuật.
Theo thứ trưởng Trần Thanh Nam, trong bối cảnh ngành nông nghiệp ngày càng hội nhập sâu rộng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ lấy lại niềm tin của người tiêu dùng mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường trong nước và thế giới. Việc đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sẽ giúp cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần với các hộ sản xuất nông sản an toàn, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đồng thời giải quyết được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh đó, để nâng cao vị thế của các sản phẩm nông sản, theo ông Lê Đức Thịnh, phải xây dựng được tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam từ đó xây dựng thêm các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó cần tăng cường liên kết, trong đó liên kết giữa nông dân và nông dân trong các tổ chức của mình để không chỉ tăng về quy mô mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, số lượng của nhà phân phối. Cùng với đó phải hợp tác xây dựng chuỗi sản phẩm nông sản an toàn, đẩy mạnh chương trình kết nối xanh hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững, kết nối người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với hợp tác xã, hợp tác xã với DN để tìm ra chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để phát triển bền vững.
Lý giải nguyên nhân dù các hợp tác xã đã sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (Vietgap) nhưng việc tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn do việc liên kết và kết nối với các đơn vị phân phối còn hạn chế. Đại diện một đơn vị thu mua cho rằng, hiện nay phần lớn việc thu mua các sản phẩm nông sản còn theo mùa vụ, bán theo nhu cầu thị trường nên giá không ổn định vừa gây khó khăn cho người sản xuất vừa khó cho người thu mua. Theo ý kiến của đại diện đơn vị này các nhà sản xuất nên tính giá thành ổn định theo từng mùa vụ và công khai các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như sản lượng có thể đáp ứng để các nhà thu mua dựa trên cơ sở đó kí kết với các đơn vị tiêu thụ tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Cùng quan điểm như trên, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng cho rằng, nhiều nông dân và hợp tác xã còn cho rằng cứ sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap sẽ được thu mua. Tuy nhiên, theo ông Sơn, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap là hệ thống tự nguyện, khi tham gia phải có sự đồng thuận và giám sát. Để sản phẩm có đầu ra tốt các nhà sản xuất nên có sự thương thuyết dựa trên các cam kết với nhà phân phối về sản xuất và giám sát chất lượng. Đồng thời, các đơn vị cần hiểu đúng về Vietgap để các nhà đầu tư có trách nhiệm đặt hàng các nhà sản xuất đối với quy trình sản xuất riêng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối để tạo đầu ra tốt cho sản phẩm nông sản sạch.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam đã phát động Chương trình Kết nối xanh hướng tới một nền nông nghiệp sạch và lễ kí kết biên bản phối hợp thực hiện chương trình giữa các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị sản xuất, phân phối. Kết nối xanh bao gồm kết nối giữa nông dân, người sản xuất trong tổ các tổ chức của mình như hợp tác xã sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn an toàn chất lượng cao; kết nối giữa nông dân, hợp tác xã, DN chế biến, thương mại trong chương trình nông sản sạch. Trong đó, các nhà sản xuất phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, tham gia các mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác kiểu mới; Đối với các DN phải cam kết về sản xuất, chế biến thương mại, sản xuất an toàn theo quy chuẩn và có chứng nhận tiêu chuẩn. Cả nhà sản xuất và DN tham gia chương trình đều phải cam kết bảo vệ sức khỏe người lao động, người tiêu dùng và môi trường và hợp tác trong chuỗi giá trị. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã