|
Ông Cương (ngoài cùng bên trái) trong một chuyến đi thăm cơ sở sản xuất nấm ở huyện Mỹ Đức |
Ông có thể tóm tắt đôi nét về khối lượng công việc mà Hà Nội đã làm được trong việc xây dựng NTM thời gian vừa qua?
Hà Nội vừa có thêm huyện Thanh Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), huyện Hoài Đức đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định và đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017. Như vậy, đến nay, TP có 3 huyện đạt chuẩn NTM, có 255 xã (chiếm 66,06% tổng số xã trên địa bàn TP) được công nhận đạt chuẩn NTM.
Các xã được công nhận đạt chuẩn NTM đều đã và đang quan tâm chỉ đạo thực hiện duy trì và nâng chất các tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020.
Ngay cả huyện Đan Phượng dù đã được công nhận là huyện NTM theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2010-2015 nhưng Ban chỉ đạo huyện đã có đề án nâng cao chất lượng tiêu chí NTM đối với toàn bộ các xã trong huyện theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2016-2020, đặc biệt đang chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu tại 3 xã là Song Phượng, Đan Phượng và Liên Trung...
Các quận nội thành với tiềm lực kinh tế rất lớn sẽ đóng vai trò thế nào trong việc trợ giúp cho việc xây dựng NTM ở ngoại thành? Hà Nội có phương hướng nào để khơi thông nguồn tiềm lực đó?
Việc xây dựng NTM phải huy động mọi nguồn lực kể cả ngân sách nhà nước các cấp, xã hội hóa từ doanh nghiệp, các tổ chức đến cá nhân. Hà Nội là Thủ đô, khi xây dựng NTM thì mọi thành phần đều có trách nhiệm.
Việc xây dựng NTM là của cả TP chứ không phải là chuyện của riêng ở nông thôn. Thời gian vừa rồi, các quận nội thành đã hỗ trợ khoảng 200 tỉ đồng cho các huyện ngoại thành xây dựng NTM, một con số còn khá khiêm tốn.
Giai đoạn 2 của việc xây dựng NTM, chúng tôi sẽ cụ thể hóa việc phân công trách nhiệm, quận nào phụ trách huyện nào phải rõ ràng chứ không hô hào, phát động hỗ trợ chung chung. Các quận sẽ bàn với các huyện được phân công thống nhất nội dung để hỗ trợ.
Vừa rồi sự hỗ trợ của các quận cho các huyện xây dựng NTM chủ yếu là để xây dựng trường học và nhà văn hóa. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của TP đã định hướng cho các quận nên ưu tiên tập trung hỗ trợ cho những xã đăng ký phấn đấu hoàn thành NTM trong năm của huyện mà mình được phân công.
Ông có kỳ vọng vào một con số cụ thể nào không về sự hỗ trợ của các quận cho các huyện trong thời gian tới không?
Việc hỗ trợ xây dựng NTM vẫn được các quận tiếp tục đăng ký. Chúng tôi không thể khoán cho các quận về chuyện này được nhưng quan điểm là càng nhiều thì càng tốt. Nhưng về phía ngược lại, các xã đăng ký đạt chuẩn NTM không thể trông chờ vào sự hỗ trợ của các quận mà còn phải xem xét đối ứng của ngân sách xã, nguồn lực của người dân đóng góp mới bền vững.
Sự hỗ trợ của các quận cho các huyện thực chất cũng là ngân sách nhà nước nên phải có đối ứng chứ không được có tâm lý ngồi đợi sự cho không, nhận không. Nhân dân nơi được các quận hỗ trợ xây dựng NTM có thể đối ứng bằng tiền, bằng nhân công, bằng vật liệu. Khi đã hoàn thành NTM theo các tiêu chí trước đây sẽ là NTM theo 49 chỉ tiêu, là NTM kiểu mẫu (hay theo cách Hà Nội gọi là xã NTM điển hình tiên tiến).
Bởi vậy mà Thủ đô đang cùng một lúc phải thực hiện nhiều việc để xây dựng NTM. Không chỉ những xã chưa được công nhận NTM phải thực hiện mà kể cả những xã đã được công nhận NTM vẫn cần rà soát lại xem có đạt theo các tiêu chí mới không.
TP cũng đang khảo sát, chỉ đạo thực hiện làm điểm ở xã Đông Nội huyện Đông NTM điển hình tiên tiến gắn với đô thị và xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ NTM điển hình tiên tiến gắn với nông nghiệp. Ngoài ra các huyện còn chọn các xã NTM kiểu mẫu của riêng mình. Hiện Hà Nội đang có 12 quận và 18 huyện nên cần nâng số quận lên mới xứng đáng tầm Thủ đô của cả nước.
Theo ông đích NTM trên phạm vi toàn TP thì bao giờ Hà Nội sẽ thực hiện được?
Đích NTM trên phạm vi toàn TP chắc phải cỡ 2025 Hà Nội mới có thể đạt được. Vì sao? Bởi mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Hà Nội sẽ có 10 huyện, 80% số xã đạt NTM, như vậy vẫn còn 8 huyện còn lại. Vừa xây dựng NTM theo chuẩn mới lại vừa nâng chất lên NTM kiểu mẫu nên thời gian cần phải dài, khối lượng công việc cũng còn rất lớn.
Xin cảm ơn ông!
Tác giả bài viết: NGỌC BÍCH
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã