Chia sẻ trên là của ông Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) tại Hội thảo phát triển thương hiệu cho nông sản Việt, cơ hội và thách thức tổ chức chiều 18/04.
Ông Trần Giang Khuê, Phó Trưởng Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM cho biết, những sản vật nông nghiệp gắp với văn hóa, truyền thống địa phương, trải dài đất nước Việt Nam. Mỗi sản phẩm mang lại dấu ấn vùng quê đó. Ví dụ: Nón Huế, chiếu Nga Sơn Thanh Hóa, nước mắm Phú Quốc, dừa Bến Tre….
“Do đó việc xây dựng chỉ dẫn địa lý là tiền đề để các địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc sản của mình. Yếu tố chất lượng sản phẩm luôn đi liền với sự khác biệt, duy nhất của sản phẩm đó”- ông Khuê phân tích.
Các nhà sản xuất nông sản cần phải liên kết lại để tạo dựng thương hiệu cho sản vật ở địa phương. Trong ảnh: Sản phẩm gạo sạch của một nông dân ở Đồng Tháp. Ảnh: BSA.
Đặt vấn đề về việc xây dựng thương hiệu nông sản, ông Đỗ Lê Thăng - Phó Tổng biên tập báo Khoa học và Phát triển nhìn nhận, hiện nay các sản vật được xem là đặc sản ở Việt Nam vẫn chủ yếu được sản xuất theo hình thức hộ gia đình, nhỏ lẻ, sản phẩm không ổn định và thiếu các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, để đầu tư cho các tiêu chuẩn chất lượng, hướng đến các thị trường khó tính được xem là rào cản không nhỏ với quy mô sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam.
“Vậy làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa việc đầu tư cho chất lượng sản phẩm và nguồn lực hiện có của những nhà sản xuất?”- ông Thăng đặt câu hỏi.
Chia sẻ quan điểm, ông Hoàng Lâm - Giám đốc Quatest 3 cho rằng, những sản vật nổi tiếng gắn với mỗi địa phương là thương hiệu chung của vùng đất đó, không phải của riêng bất cứ một gia đình nào. Hiện nay, việc sản xuất theo kiểu nông hộ với quy trình khác nhau nên chất lượng sản vật khác nhau dẫn đến khó xây dựng thương hiệu.
Vì thế, người sản xuất hãy cùng nhau xây dựng thương hiệu của mình bằng tiêu chuẩn chất lượng để tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những người sản xuất phải kết hợp, chia sẻ nguồn lực để xây dựng quy tình sản xuất thống nhất.
“Điều quan trọng nhất là phải giữ gìn tiêu chuẩn và tính đặc thù của sản vật mà lâu nay địa phương đã có. Và phải có những doanh nghiệp lớn, đầu tàu dẫn dắt các nhà sản xuất nhỏ lẻ đi theo một tiểu chuẩn chung. Khi đó chúng ta mới tạo dựng được chất lượng sản phẩm và duy trì bền vững”- ông Lâm nói.
Cần bỏ ngay tư duy làm nông nghiệp gian dối Ông Lê Ngọc Lâm, Cục Phó Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN chia sẻ, hiện nay vẫn có những hộ dân trồng hai luống rau trên cùng một thửa. Luống rau sạch dành cho gia đình mình sử dụng, luống rau bẩn lại đem đi bán cho khách hàng. “Nếu cứ làm nông nghiệp theo tư duy như vậy thì chúng ta sẽ không thể nào cạnh tranh được với thị trường và có thể dẫn đến thua ngay trên sân nhà khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết. Các mặt hàng của nước ngoài sẽ được đưa vào thị trường nội địa và “bóp chết” các nhà sản xuất trong nước”- ông Lâm thẳng thắn. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã