Học tập đạo đức HCM

Xóm 'địa chủ' nhờ làm chè

Thứ năm - 11/10/2018 03:57
Xóm Cà Phê 1 (xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) được gọi vui bằng tên mới là xóm "địa chủ". Vùng đất này gắn liền với danh tiếng của nữ địa chủ Nguyễn Thị Năm.

Tên gọi xóm “địa chủ” không chỉ hàm ý lịch sử mà còn được ngầm hiểu về sự khang trang, phú quý của người làm chè nơi đây.  

Vững gốc

Xóm Cà Phê 1 có 170 hộ dân thì có tới 135 hộ làm chè. Mặc dù tổng diện tích chè toàn xóm chỉ có 65 ha nhưng là vùng lõi của thương hiệu chè Trại Cài nên có tới hơn 40 ha chè được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Xóm được công nhận đạt danh hiệu làng nghề chè từ năm 2003, có 2 HTX chuyên sản xuất kinh doanh chè, trở thành hạt nhân, nòng cốt trong việc phát triển, duy trì thương hiệu chè.

Chè mang lại giá trị sống tốt đẹp cho người dân xóm Cà Phê 1

Bà Uông Thị Lan (Giám đốc HTX Chè Nguyên Việt) cho biết, năm 2011, khi mới thành lập, HTX chỉ có 7 thành viên và diện tích canh tác hơn 1 ha. Đến nay, số thành viên của HTX là 16 và diện tích canh tác là 11 ha.

Bà Lan bộc bạch, HTX ra đời trên cơ sở chủ yếu là những người buôn chè kết hợp lại với nhau, cùng nhau xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy mà diện tích canh tác nhỏ. Cho đến khi, sản lượng tiêu thụ đạt cao thì rất nhiều người dân mong muốn tham gia. HTX có một quy chế nghiêm ngặt là tất cả những đơn đặt hàng do ban quản lý HTX thu mua đều phải là chè VietGAP, chè hữu cơ và được giám sát chặt chẽ trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến.

Chị Huỳnh Thị Điền (thành viên HTX Chè Nguyên Việt) cho biết, gia đình chị có 0,5 ha chè. Khi chưa vào HTX, chè làm ra lại phải mang ra chợ phiên, bị thương lái ép giá nên thiệt thòi đủ đường. Bây giờ, HTX cho xã viên chọn lựa hình thức bán hàng. Với những đơn hàng lớn, HTX có thể thu mua chè nguyên liệu búp tươi của những hộ thành viên có chè đến lứa mà không kịp thu hái. HTX có cơ sở chế biến và tự tổ chức xao sấy, đóng gói, bảo quản. Cách thứ 2 là HTX mua chè thành phẩm của xã viên cao hơn mức giá thị trường 5%.

Chị Lê Thị Hoa (thành viên của HTX Chè Nguyên Việt) cho biết, trong bất kể diễn biến của thời tiết, thị trường như thế nào đi chăng nữa thì HTX vẫn đảm bảo mua hết sản lượng chè mà các thành viên đã đăng ký sản xuất VietGAP hay hữu cơ. Đến nay, nhiều hộ xã viên muốn nâng cao diện tích sản xuất theo quy chuẩn của HTX, trong khi đó, nhiều hộ bên ngoài cũng muốn tham gia HTX.  

Bền ngọn

Ngoài đáp ứng các đơn hàng thông thường, HTX Chè Nguyên Việt cũng khuyến khích các thành viên tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị cao. Ngoài mức giá tiêu thụ trung bình của chè đạt từ 150.000 – 200.000 đ/kg thì HTX còn có những sản phẩm có giá từ 700.000 – 1,5 triệu đồng/kg. Năm 2017, doanh thu bán hàng của HTX đạt gần 4 tỷ đồng.

Ảnh: Đ.V.T

Bà Uông Thị Lan cho biết, định hướng của HTX là tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm chè. Cách thức để đạt mục tiêu đó không gì là duy trì phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Mặt khác, không ngừng nâng cao uy tín thương hiệu để đáp ứng được việc thu mua hết sản lượng của các thành viên HTX cung ứng. Việc mở rộng quy mô về thành viên cũng như diện tích được thực hiện khi và chỉ khi các thành viên mới đáp ứng được tiêu chuẩn do HTX đề ra và ngược lại HTX cũng phải đảm bảo được yêu cầu mở rộng thị trường, giá bán...

Ông Quách Văn Mai (Trưởng xóm, Trưởng BQL làng nghề chè Cà Phê 1) cho biết, xóm có 2 HTX đều sản xuất theo hướng an toàn. Một trong những tiêu chí quan trọng của xóm NTM kiểu mẫu là môi trường, được xóm đặc biệt quan tâm. Tiêu chí này có liên hệ mật thiết với việc chăm sóc, chế biến chè. Thế nên, các hộ dân đều giám sát và nhắc nhau thực hiện nghiêm túc quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hạn chế làm ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Đặng Văn Sử (Bí thư Chi bộ xóm Cà Phê 1) cho biết, chè đã mang lại đời sống khá giả cho bà con. Với thu nhập bình quân đạt 35 triệu/người/năm, Cà phê 1 là xóm có thu nhập cao của địa phương. Xóm có một hộ duy nhất nằm trong diện cận nghèo nhưng chắc chắn sẽ thoát nghèo để kịp thời góp phần đưa xóm về đích NTM kiểu mẫu trong năm 2018.

Bà Hoàng Thị Hà (Phó GĐ HTX Chè Nguyên Việt) cho biết, từ đầu năm đến nay, chè Nguyên Việt đã tham gia 7 hội chợ hàng nông sản trên khắp mọi miền đất nước. Vậy nên chè Nguyên Việt được tiêu thụ từ Bắc chí Nam với những địa bàn tiêu biểu nhiều năm qua như Quảng Ninh, Hà Nội, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Đà Nẵng...

Theo ĐỒNG VĂN THƯỞNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,740
  • Tổng lượt truy cập90,798,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây